Câu hát ấy mãi âm vang trong trái tim mỗi người lính đảo và trong bất cứ ai đã từng một lần đứng trước biển. Mỗi chúng ta, thuở thiếu thời hẳn đã từng hơn một lần nghe truyền thuyết mẹ Âu Cơ sinh một bọc trăm trứng, nở được một trăm người con trai. Năm mươi người con theo mẹ lên rừng, năm mươi người con theo cha xuống biển. Truyền thuyết ấy đã nói lên vai trò quan trọng và khát vọng chinh phục biển Đông của người dân nước Việt từ ngàn đời nay. Trong thời kỳ hội nhập phát triển kinh tế toàn cầu hiện nay, chúng ta là con Lạc cháu Hồng đã, đang và sẽ thực hiện thành công khát vọng chinh phục biển Đông của cha ông thuở trước.
Việt Nam - đất nước mang dáng hình chữ S, với bờ biển dài 3.260km, vùng đặc quyền kinh tế rộng hơn 1 triệu km2 với hơn 3000 hòn đảo, được xếp thứ 27/157 quốc gia ven biển trên toàn thế giới. Do vùng biển rộng nên ranh giới biển nước ta giáp với vùng biển của nhiều nước như: Trung Quốc, Philipin, Malaysia, Brunây, Indonêxia, Thái Lan, và Cămpuchia. Vùng biển nước ta có chiều rộng được tính từ mép nước sát bờ lục địa đến phía Đông hai quần đảo Hoàng Sa (huyện Hoàng Sa, thành phố Đà Nẵng) và quần đảo Trường Sa (huyện Trường Sa, tỉnh Khánh Hoà), với khoảng 3000 hòn đảo lớn, nhỏ các loại. Diện tích các đảo rộng khoảng 1.700 km2 ; có 82 hòn đảo rộng hơn 1 km2 ; có 23 đảo có diện tích trên 10 km2; có 3 đảo diện tích trên 100 km2.
Hệ thống đảo hình thành một vòng cung rộng lớn chạy suốt từ vùng biển Vịnh Bắc Bộ đến vùng biển quần đảo Hoàng Sa – Trường Sa, quần đảo phía Nam và Tây Nam của đất nước, được chia thành 3 nhóm chính: Đảo xa bờ gồm: Hoàng Sa, Trường Sa, Nam Yết, Sinh Tồn, Bạch Long Vỹ, Côn Đảo, Thổ Chu. Đảo tuyến giữa: Cô Tô, Lý Sơn, quần đảo Nam Du, Cù Lao Thu (Phú Quý), Phú Quốc.. Đảo ven bờ; Cái Bầu, Cát Bà, Cồn Cỏ, Hòn Tre, Hòn Khoai…
Chính hệ thống đảo này đã tạo nên tuyến phòng thủ tiền tiêu trên biển trong lĩnh vực quốc phòng – an ninh trên biển. Bảo vệ vững chắc chủ quyền vùng biển, đảo quốc gia là một nhiểm vụ quan trọng chiến lược của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta.
Bờ biển Việt Nam chiếm gần trọn bờ Tây của biển Đông – một vùng biển được coi là con đường chiến lược về giao lưu và thương mại quốc tế, là tuyến hàng hải quan trọng thông thương giữa ấn Độ Dương và Thái Bình Dương. Vùng biển và ven biển Việt Nam nằm án ngữ trên các tuyến hàng hải và hàng không huyết mạch thông thương giữa ấn Độ Dương và Thái Bình Dương , giữa châu Âu , Trung Cận Đông với Trung Quốc, Nhật Bản và các nước trong khu vực.
Vùng biển Việt Nam có tiềm năng dồi dào về nhiều lĩnh vực : Khoa học – công nghệ biển; Khai thác tài nguyên biển; Phát triển các ngành kinh tế biển; Nguồn nhân lực. Theo các nhà nghiên cứu dự báo năm 2020 Kinh tế biển và vùng ven biển Việt Nam phát triển nhanh và sẽ ở trình độ cao.
Thực tế cho thấy trình độ kỹ thuật của các ngành kinh tế biển ở nước ta đã, đang và sẽ phát triển tốt. Các ngành: công nghiệp hoá dầu, Kinh tế hàng hải, Đóng tàu, Du lịch biển.. được trang bị kỹ thuật, công nghệ hiện đại.
Dưới lòng biển Việt Nam được xác định có triển vọng dầu khí lớn , trữ lượng khoảng 3-4 tỷ m3 dầu quy đổi. Công nghiệp khai thác dầu khí ở nước ta đang được phát triển mạnh. Hệ thống cảng và vận tải biển ở dọc bờ biển: Cái Lân, khu vực Vịnh Hạ Long và Bái Tử Long, Nghi Sơn, Hòn La – Vũng áng. Chân Mây, Đà Nẵng, Dung Quất, Văn Phong, Cam Ranh, Vũng Tàu, Thị Vải, Hòn Chông, Phú Quốc, cảng sông Cần Thơ nhằm khai thác thế mạnh bờ biển , phát triển ngành vận tải biển.
Thiên nhiene ưu đãi cho chúng ta dọc bờ biển có khoảng 125 bãi biển lớn và nhỏ (có khoảng 20 bãi biển đạt quy mô và tiêu chuẩn quốc tế). Điều này vô cùng thuận lợi cho ngành Du lịch biển.
Với hơn 1 triệu km2 vùng đặc quyền kinh tế, nước ta có nguồn tài nguyên thuỷ hải sản phong phú , có giá trị kinh tế cao như: Cá biển, tôm, cua , mực, hải sâm, rong biển.. với 2000 loài khác nhau (trên 100 loài có giá trị kinh tế). Đến nay đã xác định 15 bãi cá lớn quan trọng, trong đó 12 bãi cá phân bố ở vùng ven bờ và 3 bãi cá ở các gò nổi ngoài khơi. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho ngành khai thác, đánh bắt thuỷ, hải sản phát triển.
Chúng ta cso trên 37 vạn ha mặt nước biển có khả năng nuôi trồng thuỷ sản nước mặn-lợ, nhất là nuôi các loại đặc sản xuất khẩu như tôm, cua , rong câu.,. riêng diện tích cho nuôi tôm nước lợ có tới 30 vạn ha. Ngoài ra còn hơn 50 vạn ha các eo vịnh nông v à đầm phá ven bờ như Vịnh Hạ Long, Bái Tử Long, Phá Tam Giang, Vịnh Văn Phong… là môi trường rất thuận lợi để phát triển nuôi cá và đặc sản biển. Những sản phẩm đánh bắt , khai thác, nuôi trồng thuỷ, hải sản không chỉ phục vụ cho thị trường trong nước mà còn chiếm lĩnh nhưng thị trường tiêu thụ lớn trên thế giới, mang lại nguồn lợi lớn cho kinh tế nước nhà.
Biển còn cung cấp cho ta muối và các hoá phẩm biển chủ yếu là các loại muối như NaCl, MgCl, MgCO, CaSO, K2O, CaCO, MgBr. Trong đó chủ yếu là NaCl – nguồn thực phẩm tối cần thiết của cuộc sống và nguyên liệu để điều chế các hoá phẩm công nghiệp khác. Theo đánh giá sơ bộ, tiềm năng diện tích để phát triển đồng muối vùng ven biển nước ta rộng 50-60 ngàn ha.
Nói đến tiềm năng của biển không thể không nói đến nguồn nhân lực dồi dào của các cư dân sống ven biển và trên đảo, Dự báo đến năm 2020 dân số biển có khoảng 31.4 triệu người, trong đó lao động khoảng gần 19 triệu người. Đây là nguồn lực lớn để chúng ta khai thác những thế mạnh và tiềm năng của biển.
Nghị quyết 4 khoá X của Đảng về chiến lược biển Việt Nam đã xác định:
Một là, nước ta phải trở thành quốc gia mạnh về biển, làm giàu từ biển, trên cơ sở phát huy mọi tiềm năng từ biển, phát triển toàn diện các ngành, nghề biển với cơ cấu phong phú, hiện đại, tạo ra tốc độ phát triển nhanh, bền vững, hiệu quả cao với tầm nhìn dài hạn.
Hai là, kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế, xã hội với đảm bảo quốc phòng an ninh, hợp tác quốc tế và bảo vệ môi trường; kết hợp chặt chẽ giữa phát triển vùng biển, ven biển, hải đảo với phát triển vùng nội địa theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Chính vì biển , đảo Việt Nam có vị trí địa lý tầm chiến lược trong khu vực và là kho báu vô giá mà thiên nhiên ban tặng nên từ trước đế nnay khu vực này vẫn là nơi mà chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch cùng đồng minh dòm ngó với mưu đồ bành trướng, nhằm tranh chấp tài nguyên và tạo thế lực trên khu vực biển đảo Việt Nam nói riêng, biển Đông và Thái Bình Dương nói chung.
Khai thái tiềm năng, phát triển kinh tế biển và bảo vệ vững chắc chủ quyền, lãnh hải là nhiệm vụ quan trọng không chỉ của lực lượng vũ trang mà của toàn dân tộc. Trong đó những lực lượng trực tiếp bảo vệ biển, đảo là : Hải quân, Cảnh sát biển, Không quana, Bội đội biên phòng và Dân quân tự vệ biển.
Trong chiến tranh chống Mỹ cứu nước, ngư dân đi biển đã từng là những tay súng xuất sắc, là những con "mắt thần” góp phần đánh đuổi tầu, máy bay địch và tiêu diệt biệt kích xâm phạm vùng biển, vùng trời của ta. Ngày nay, ngư dân khai thác thuỷ, hải sản không chỉ góp phần làm giầu cho xã hội mà còn là những chiến sĩ trên mặt trận bảo vệ chủ quyền vùng lãnh hải của Tổ quốc. Bởi vậy, xây dựng lực lượng Dân quân tự vệ biển mạnh là nhu cầu cần thiết góp phần xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân trên biển ngày càng vững chắc.
Nghị quyết Trung ương 4 (khoá X) về chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020 đã khẳng định vai trò, tầm quan trọng của biển Việt Nam và nhiệm vụ phát huy sức mạnh tổng hợp, giữ vững chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia trên vùng lãnh hải, thềm lục địa, vùng đặc quyền về kinh tế trong việc phát triển kinh tế biển cần phải gắn liền với bảo vệ biển đảo; xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân gắn với xây dựng thế trận an ninh nhân dân trên biển.
Nước ta có 28 tỉnh (thành pố) , với 119 huyện (thị xã) có biển đảo, có 11 huyện đảo và 50 đảo có dân (khoảng 155.000 dân đang sinh sống.) Hằng ngày có khoảng hơn 70.000 tầu thuyền có công suất từ 10-40 mã lực trở lên hoạt động khai thác thuỷ, hải sản ở tuyến gần, khơi và lộng; có khoảng 423.500 người thường xuyên lao động và tham gia các hoạt động khia thác tài nguyên trên biển. Các ngành khai thác kinh tế biển càng phát triển , nguồn nhân lực lao động ven biển và trên biển, đảo ngày càng đông. Đây chính là nguồn lực rất dồi dào đẻe chúng ta có thể xây dựng lực lượng dân quân tự vệ biển vững mạnh góp phần xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân trên biển vững chắc.
Biển Đông với nguồn tài nguyên quý báu; con người Việt Nam với trí tuệ và quyết tâm chinh phục biển cả sẽ khai thác mọi tiềm năng của biển đưa nước ta giàu, mạnh lên vào những năm 20 của thế kỷ 21. Con người Việt Nam với chân lý: "Không có gì quý hơn dộc lập tự do” sẽ quyết tâm b ảo vệ toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc, gìn giữ và giành lại những gì mà cha ông ta đã tạo dựng nên, không cho phép bất luận thế lực nào xâm phạm.
Việt Nam-Đất nước nơi bờ sóng
Đất nước bao trận thắng
Mãi mãi là niềm tin. Ôi Việt Nam…!
Điện thoại: 0918. 154511 - hoặc: 0977. 120048
Email: vutuantrinh@moet.edu.vn hoặc trinhvt@leloi.sgdbinhduong.edu.vn
Địa chỉ: Số 03, đường Tân Thành 37, khu phố 5, Thị trấn Tân Thành, huyện Bắc Tân Uyên, tỉnh Bình Dương.