Điện thoại: 0918154511 - Email: vutuantrinh@moet.edu.vn hoặc trinhvt@leloi.sgdbinhduong.edu.vn
banner_thang_11abanner_thang_11bb28-9-2023do_qpbanner_thang_11cbanner_thang_11d
CHÀO MỪNG BẠN ĐẾN VỚI WEBSITE CÁ NHÂN CỦA THẦY VŨ TUẤN TRÌNH TRƯỜNG THPT LÊ LỢI - BẮC TÂN UYÊN - BÌNH DƯƠNG. CHÚC BẠN CÓ NHỮNG GIÂY PHÚT THẬT THÚ VỊ!

Tổng quan về tỉnh Bình Dương

 

ĐIỀU KIỆN KINH TẾ

Bình Dương thuộc miền Đông Nam Bộ, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam[3], với diện tích 2694,4 km2 xếp thứ 4 trong vùng Đông Nam Bộ[4]. Với tọa độ địa lý 10o51' 46" – 11o30' Vĩ độ Bắc, 106o20' – 106o58' kinh độ Đông. Phía Bắc giáp tỉnh Bình Phước. Phía Nam giáp Thành phố Hồ Chí Minh. Phía Đông giáp tỉnh Đồng Nai. Phía Tây giáp tỉnh Tây Ninh và Thành phố Hồ Chí Minh[5].

Địa hình tương đối bằng phẳng, hệ thống sông ngòi và tài nguyên thiên nhiênphong phú. Khí hậu mang đặc điểm nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm với 2 mùa rõ rệt, mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến 11, mùa khô từ khoảng tháng 12 năm trước đến tháng 4 năm sau, lượng mưa trung bình hàng năm 1.800 mm đến 2.000 mm. Nhiệt độ trung bình hằng năm là 26,5oC.

Bình Dương là cửa ngõ giao thương với Thành phố Hồ Chí Minh, trung tâm kinh tế – văn hóa của cả nước, có các trục lộ giao thông huyết mạch của quốc gia chạy qua như quốc lộ 13, quốc lộ 14,đường Hồ Chí Minh, đường Xuyên Á … cách sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất và các cảng biển chỉ từ 10 km – 15 km… thuận lợi cho phát triển kinh tế và xã hội toàn diện. Trong những năm gần đây, tốc độ tăng trưởng kinh tế luôn ở mức cao, GDP tăng bình quân khoảng 14,5%/năm. Cơ cấu kinh tế chuyển biến tích cực, công nghiệp, dịch vụ tăng trưởng nhanh và chiếm tỷ trọng cao, năm 2010, tỷ lệ công nghiệp – xây dựng 63%, dịch vụ 32,6% và nông lâm nghiệp 4,4%. Hiện nay, Bình Dương có 28 khu công nghiệp và cụm công nghiệp tập trung có tổng diện tích hơn 8.700 ha với hơn 1.200 doanh nghiệp trong và ngoài nước đang hoạt động có tổng vốn đăng ký hơn 13 tỷ đôla Mỹ[4].

 

HÀNH CHÍNH

Bình Dương có 1 thành phố, 4 thị xã và 4 huyện (với 41 phường, 4 thị trấn và 48 xã):

  • Thành phố Thủ Dầu Một: Diện tích 118,67 km2, dân số 230.642 người, mật độ dân số 1.983 người/km2, 14 phường.
  • Thị xã Thuận An: Diện tích 83,69 km2, dân số 438.922 người, mật độ dân số 5.245 người/km2, 9 phường, 1 xã.
  • Thị xã Dĩ An: Diện tích 59,95 km2, dân số 355.370 người, mật độ dân số 5.928 người/km2, 7 phường.
  • Thị xã Tân Uyên: Diện tích 192,49 km2, dân số 190.564 người, mật độ dân số 990 người/km2, 6 phường, 6 xã.
  • Thị xã Bến Cát: Diện tích 234,44 km2, dân số 203.420 người, mật độ dân số 868 người/km2, 5 phường, 3 xã.
  • Huyện Dầu Tiếng: Diện tích 721,39 km2, dân số 115.780 người, mật độ dân số 160 người/km2, 1 thị trấn, 11 xã.
  • Huyện Phú Giáo: Diện tích 543,78 km2, dân số 90.315 người, mật độ dân số 166 người/km2, 1 thị trấn, 10 xã.
  • Huyện Bắc Tân Uyên: Diện tích 400,88 km2, dân số 58.439 người, mật độ dân số 146 người/km2, 1 thị trấn, 10 xã.
  • Huyện Bàu Bàng: Diện tích 339,16 km2, dân số 82.024 người, mật độ dân số 242 người/km2, 1 thị trấn, 7 xã

  
Chủ tịch UBND tỉnh 
Trần Văn Nam

ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN

Bình Dương là một tỉnh nằm ở vị trí chuyển tiếp giữa sườn phía nam của dãy Trường Sơn, nối nam Trường Sơn với các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, là tỉnh bình nguyên có địa hình lượn sóng yếu từ cao xuống thấp dần từ 10m đến 15m so với mặt biển. Địa hình tương đối bằng phẳng, thấp dần từ bắc xuống nam. Nhìn tổng quát, Bình Dương có nhiều vùng địa hình khác nhau như vùng địa hình núi thấp có lượn sóng yếu, vùng có địa hình bằng phẳng, vùng thung lũng bãi bồi...

Đất đai Bình Dương rất đa dạng và phong phú về chủng loại. Các loại đất như đất xám trên phù sa cổ, có diện tích 200.000 ha phân bố trên các huyện Dầu Tiếng, thị xã Bến Cát, Thuận An, Thủ Dầu Một. Đất nâu vàng trên phù sa cổ, có khoảng 35.206 ha nằm trên các vùng đồi thấp thoải xuống, thuộc các thị xã Tân Uyên, huyện Phú Giáo, khu vực Thủ Dầu Một, Thuận An và một ít chạy dọc quốc lộ 13. Đất phù sa Glây (đất dốc tụ), chủ yếu là đất dốc tụ trên phù sa cổ, nằm ở phía bắc huyện Tân Uyên, Phú Giáo, Bến Cát, Dầu Tiếng, Thuận An, thị xã Dĩ An, đất thấp mùn Glây có khoảng 7.900 ha nằm rải rác tại những vùng trũng ven sông rạch, suối.

Khí hậu ở Bình Dương cũng như chế độ khí hậu của khu vực miền Đông Nam Bộ, nắng nóng và mưa nhiều, độ ẩm khá cao. Vào những tháng đầu mùa mưa, thường xuất hiện những cơn mưa rào lớn, rồi sau đó dứt hẳn. Những tháng 7,8,9, thường là những tháng mưa dầm. Có những trận mưa dầm kéo dài 1–2 ngày đêm liên tục. Đặc biệt ở Bình Dương hầu như không có bão, mà chỉ bị ảnh hương những cơn bão gần. Nhiệt độ trung bình hàng năm ở Bình Dương từ 26 °C–27 °C. Nhiệt độ cao nhất có lúc lên tới 39,3 °C và thấp nhất từ 16 °C–17 °C (ban đêm) và 18 °C vào sáng sớm. Vào mùa khô, độ ẩm trung bình hàng năm từ 76%–80%, cao nhất là 86% (vào tháng 9) và thấp nhất là 66% (vào tháng 2). Lượng mùa mưa trung bình hàng năm từ 1.800–2.000 mm.

Chế độ thủy văn của các con sông chảy qua tỉnh và trong tỉnh Bình Dương thay đổi theo mùa: mùa mưa nước lớn từ tháng 5 đến tháng 11 (dương lịch) và mùa khô (mùa kiệt) từ tháng 11 đến tháng 5 năm sau, tương ứng với 2 mùa mưa nắng. Bình Dương có 3 con sông lớn, nhiều rạch ở các địa bàn ven sông và nhiều suối nhỏ khác. Về hệ thống giao thông đường thủy, Bình Dương nằm giữa 3 con sông lớn, nhất là sông Sài Gòn. Bình Dương có thể nối với các cảng lớn ở phía nam và giao lưu hàng hóa với các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long.

 

TÀI NGUYÊN RỪNG

Do đặc điểm khí hậu nhiệt đới ẩm và đất đai màu mỡ, nên rừng ở Bình Dương xưa rất đa dạng và phong phú về nhiều chủng loài. Có những khu rừng liền khoảnh, bạt ngàn. Rừng trong tỉnh có nhiều loại gỗ quý như căm xe, sao, trắc, gõ đỏ, cẩm lai, giáng hương... Rừng Bình Dương còn cung cấp nhiều loại dược liệu làm thuốc chữa bệnh, cây thực phẩm và nhiều loài động vật, trong đó có những loài động vật quý hiếm.

 

KHOÁNG SẢN

Cùng với những giá trị quý giá về tài nguyên rừng, Bình Dương còn là một vùng đất được thiên nhiên ưu đãi chứa đựng nhiều loại khoáng sản phong phú tiềm ẩn dưới lòng đất. Đó chính là cái nôi để các ngành nghề truyền thống ở Bình Dương sớm hình thành như gốm sứ, điêu khắc, mộc, sơn mài... Bình Dương có nhiều đất cao lanh, đất sét trắng, đất sét màu, sạn trắng, đá xanh, đá ong nằm rải rác ở nhiều nơi, nhưng tập trung nhất là ở các huyện như Dĩ An, thị xã Tân Uyên, Thuận An, thành phố Thủ Dầu Một.

 

DÂN CƯ

Tính đến năm 2011, toàn tỉnh có 1.691.400 người, mật độ dân số 628 người/km²[7]. Trong đó dân số nam đạt 813.600[8] dân số nữ đạt 877.800 người[9]. Tỷ lệ tăng tự nhiên dân số phân theo địa phương tăng 14,2 ‰[10]. Trong đó dân số sống tại thành thị đạt gần 1.084.200 người[11], dân số sống tại nông thôn đạt 607.200 người[12]. Trên địa bàn Bình Dương có khoảng 15 dân tộc, nhưng đông nhất là người Kinh và sau đó là người Hoa, người Khơ Me...

 

LỊCH SỬ HÌNH THÀNH

Bình Dương là một phần của tỉnh Thủ Dầu Một xưa kia. Tỉnh Thủ Dầu Một được thành lập tháng 12 năm 1899 từ Sở Tham biện Thủ Dầu Một, tách từ tỉnh Biên Hòa. Tháng mười năm 1956 chính quyền Việt Nam Cộng hòa giải thể tỉnh Thủ Dầu Một để thành lập các tỉnh Bình Dương, và một phần tỉnh Bình Long. Như vậy Bình Dương là một trong 22 tỉnh của Nam Phần được chính quyền Việt Nam Cộng Hòathiết lập theo Sắc lệnh 143-NV ngày 22 tháng 10 năm 1956. Tỉnh lị làPhú Cường, Thủ Dầu Một. Tỉnh Bình Dương bao gồm 5 quận, 10 tổng, 60 xã (ngày 30 tháng 8 năm 1957) trong đó các quận là quận Châu Thành, Lái Thiêu, Bến Cát, Trị Tâm, Củ Chi.

Năm 1959, cắt một phần đất, cùng với phần đất của 2 tỉnh Biên Hòavà tỉnh Phước Long lập ra tỉnh Phước Thành. Tỉnh này tồn tại đến năm 1965 thì giải thể. Ngày 18 tháng 12 năm 1963, lập thêm quận Phú Hòa, quận lị đặt tại Bến Cỏ, xã Phú Hòa Đông, đến ngày 18 tháng 5 năm 1968 dời về xã Tân Hòa. Quận Phú Hòa hiện nay nhập với quận Củ Chi thành huyện Củ Chi thuộc Thành phố Hồ Chí Minh.

Năm 1976, chính quyền mới hợp nhất tỉnh Bình Dương và tỉnh Bình Phước (gồm hai tỉnh Bình Long và tỉnh Phước Long cũ) thành tỉnh Sông Bé, nhưng đến ngày 1 tháng 1 năm 1997 lại tách ra thành hai tỉnh như cũ.

Khi tách ra, tỉnh Bình Dương có diện tích 2.718,5 km², dân số 646.317 người (tính cả 4 xã và thị trấn của huyện Đồng Phú của tỉnh Bình Phước chuyển sang), gồm thị xã Thủ Dầu Một và 3 huyện Bến Cát, Tân Uyên, Thuận An. Đến ngày 23 tháng 7 năm 1999, huyện Thuận An được chia tách thành 2 huyện Thuận An và Dĩ An, huyện Bến Cát được chia tách thành 2 huyện Bến Cát và Dầu Tiếng, huyện Tân Uyên được chia tách thành 2 huyện Tân Uyên và Phú Giáo. Như vậy, từ tháng 8 năm 1999[14], Bình Dương có tất cả 7 đơn vị hành chính cấp huyện.

Ngày 13 tháng 1 năm 2011, Chính phủ ra Nghị quyết 04/NQ-CP thành lập 2 thị xã mới là Dĩ An và Thuận An, trên cơ sở 2 huyện Dĩ An và Thuận An cũ[15].

Ngày 2 tháng 5 năm 2012, Chính phủ ra Nghị quyết thành lập thành phố Thủ Dầu Một trên cơ sở thị xã Thủ Dầu Một cũ[16].

Ngày 29 tháng 12 năm 2013, Chính phủ ra Nghị quyết 136/NQ-CP chia huyện Bến Cát thành thị xã Bến Cát và huyện Bàu Bàng, chia huyện Tân Uyên thành thị xã Tân Uyên và huyện Bắc Tân Uyên[17]. Như vậy, từ tháng 1 năm 2014, Bình Dương có 9 đơn vị hành chính cấp huyện.

 

KINH TẾ

Bình Dương là một trong những địa phương năng động trong kinh tế, thu hút đầu tư nước ngoài. Với chủ trương tạo ra một môi trường đầu tư tốt nhất hiện nay tại Việt Nam, tính đến tháng 10/2006, tỉnh đã có 1.285 dự án FDI với tổng số vốn 6 tỷ 507 triệu USD. Năm 2007, tỉnh Bình Dương đặt mục tiêu thu hút trên 900 triệu USD vốn đầu tư nước ngoài (FDI), tăng hơn 2,5 lần so với năm 2006. Theo bảng xếp hạng Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2006, tỉnh Bình Dương đứng đầu cả nước với 76,23 điểm, trong khi thủ đô Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, trung tâm kinh tế lớn nhất của cả nước, lần lượt xếp thứ thứ 40 với 50,34 điểm và xếp thứ 7 với 63,39 điểm.

Bình Dương có khoảng 28 khu công nghiệp đang hoạt động, trong đó nhiều khu công nghiệp đã cho thuê gần hết diện tích như Sóng Thần I, Sóng Thần II, Đồng An, Nam Tân Uyên, Tân Đông Hiệp A, Việt Hương, VSIP - Việt Nam Singapore, Mỹ Phước 1, 2, 3, 4 và 5. Các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh đã thu hút 938 dự án đầu tư, trong đó có 613 dự án đầu tư nước ngoài với tổng vốn 3,483 triệu USD và 225 dự án đầu tư trong nước có số vốn 2.656 tỉ đồng. Nhằm tăng sự thu hút đầu tư, địa phương này đang tập trung hoàn thiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật, đẩy nhanh tiến độ thi công các khu công nghiệp mới để phát triển công nghiệp ra các huyện phía bắc của tỉnh.

Tháng 10 năm 2012, Bình Dương tiếp tục thực hiện các giải pháp kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, tháo gỡ khó khăn của doanh nghiệp đảm bảo an sinh xã hội. Các doanh nghiệp xuất khẩu đã ký đơn hàng và khai thác thị trường mới đối với các mặt hàng và nhóm ngành hàng xuất khẩu chủ lực như sản phẩm gỗ, hàng dệt may, hàng giày dép, mủ cao su,…). So với tháng trước, kim ngạch xuất khẩu ước đạt 1 tỷ 178 triệu đô la Mỹ, tăng 5% và tăng 11,9% so với cùng kỳ; kim ngạch nhập khẩu ước đạt 987 triệu đô la Mỹ, tăng 5,9% và tăng 7,2% so với cùng kỳ[18].

Lũy kế 10 tháng năm 2012, đầu tư trong nước có 1.375 doanh nghiệp đăng ký kinh doanh mới và 418 doanh nghiệp tăng vốn 11.010 tỷ đồng, đầu tư nước ngoài 2 tỷ 589 triệu đô la Mỹ, gồm 96 dự án mới với tổng vốn đầu tư 1 tỷ 568 triệu đô la Mỹ và 107 dự án tăng vốn với tổng số vốn tăng 1 tỷ 021 triệu đô la Mỹ[18]. Giá trị sản xuất công nghiệp đạt 108.941 tỷ đồng, tăng 12,9% so với cùng kỳ, so với tháng trước, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ ước thực hiện đạt 5.702 tỷ đồng, tăng 1,2%, chỉ số giá tiêu dùng tăng 0,51%, thu ngân sách 19.500 tỷ đồng, đạt 72,2% dự toán hội đồng nhân dân tỉnh giao, trong đó thu nội địa đạt 13.500 tỷ đồng, thu từ lĩnh vực xuất nhập khẩu 6.000 tỷ đồng. Tổng vốn huy động tín dụng ước đạt 71,206 tỷ đồng, tăng 1,19% so với tháng trước, tăng 24,1% so với đầu năm, dư nợ cho vay đạt 52.390 tỷ đồng, tăng 2,6% so với đầu năm, tỷ lệ nợ xấu khoảng 1.368 tỷ đồng, chiếm 2,51%[18].

 

VĂN HÓA

Bình Dương có các làng nghề truyền thống, như điêu khắc gỗ, làm đồ gốm và tranh sơn mài. Từ xa xưa các sản phẩm gốm mỹ nghệ, sơn mài và điêu khắc của Bình Dương đã tham gia hội chợ quốc tế, đồng thời cũng đã xuất khẩu sang Pháp và nhiều nước trong khu vực.

Làng nghề, di tích, danh thắng và lễ hội truyền thống tại tỉnh Bình Dương

Làng nghề

Nghề sơn mài truyền thống tại Bình Dương

Nghề chạm khắc gỗ trên đất Thủ - Bình Dương

Làng nghề gốm Bình Dương

Lễ hội truyền thống

Miếu Bà Thiên Hậu,
Lễ hội Chùa Bà, Thủ Dầu Một,
Lễ hội Chùa Ông Bổn

Địa điểm tham quan, khu vui chơi

  1. Lạc Cảnh Đại Nam Văn Hiến
  2. Công viên nước Bình Dương
  3. Khu du lịch Phương Nam
  4. Khu du lịch Dìn Ký
  5. Sân golf Sông Bé
  6. Sân golf Phú Mỹ
  7. Thành phố mới Bình Dương
  8. Mekong golf Villas
  9. Công viên du lịch nghỉ dưỡng Mắt Xanh

 

Di tích - danh thắng

  1. Địa đạo Tam giác sắt Tây Nam Bến Cát
  2. Chợ Thủ Dầu Một
  3. Núi Cậu - Lòng Hồ Dầu Tiếng
  4. Sở chỉ huy tiền phương chiến dịch Hồ Chí Minh
  5. Chiến khu Đ
  6. Nhà ông Trần Văn Hổ (Tự Đẩu)
  7. Nhà cổ Trần Công Vàng
  8. Chùa Hội Khánh
  9. Núi Châu Thới
  10. Nhà tù Phú Lợi
  11. Di tích Cù Lao Rùa (Cù Lao Thạch Hội)
  12. Di tích Dốc Chùa
  13. Di tích Mỹ Lộc (gò Đá, gò Chùa)
  14. Di tích Phú Chánh
  15. Nhà máy xe lửa Dĩ An
  16. Chiến khu Thuận - An - Hòa
  17. Di tích lịch sử rừng Kiến An
  18. Di tích Bộ chỉ huy tiền phương chiến dịch Hồ Chí Minh

 

 

 

GIÁO DỤC

Danh sách các trường Cao đẳng, Đại học, trường Trung học chuyên nghiệp và dạy nghề trên địa bàn tỉnh Bình Dương:

  • Đại học Bình Dương
  • Đại học Thủ Dầu Một
  • Đại học Kinh tế- Kỹ thuật Bình Dương
  • Đại học quốc tế Miền Đông
  • Đại học Việt - Đức
  • Đại học Mở Tp.HCM (Cơ sở Bình Dương)
  • Đại học Thủy lợi (Cơ sở Bình Dương)
  • Trường Sĩ quan Công binh - Đại học Ngô Quyền (Quyết định số 1359/QĐ-TTg).
  • Cao đẳng Y tế Bình Dương
  • Cao đẳng Nghề Việt Nam - Singapore
  • Cao đẳng nghề Đồng An
  • Cao đẳng nghề kỹ thuật công nghệ
  • Trường Trung cấp nghề tỉnh Bình Dương
  • Trường Trung cấp nghề Thủ Dầu Một
  • Trường Trung cấp Nông Lâm nghiệp
  • Trường Trung cấp Kinh tế Tài chính
  • Trường Trung cấp Bách Khoa
  • Trường Trung cấp nghề Việt - Hàn Bình Dương
  • Trường trung cấp kinh tế và công nghệ Đông Nam
  • Trường Trung cấp Mỹ thuật Văn hóa Bình Dương
 

 

GIAO THÔNG

Bình Dương là một tỉnh có hệ thống giao thông đường bộ và đường thủy rất quan trọng nối liền giữa các vùng trong và ngoài tỉnh. Trong hệ thống đường bộ, quốc lộ 13 là con đường chiến lược cực kỳ quan trọng xuất phát từ Thành phố Hồ Chí Minh, chạy suốt chiều dài của tỉnh từ phía nam lên phía bắc, qua tỉnh Bình Phước và nối Vương quốc Campuchia đến biên giới Thái Lan. Đây là con đường có ý nghĩa chiến lược cả về quân sự và kinh tế. Đường quốc lộ 14, từ Tây Ninh qua Dầu Tiếng điChơn Thành, Đồng Xoài, Bù Đăng thuộc tỉnh Bình Phước xuyên suốt vùng Tây Nguyên, là con đường chiến lược quan trọng cả trong chiến tranh cũng như trong thời kỳ hòa bình xây dựng đất nước. Ngoài ra còn có Tỉnh lộ 741 từ Thủ Dầu Một điPhước Long... và hệ thống đường nối thị xã với các thị trấn và điểm dân cư trong tỉnh[19].

Về hệ thống giao thông đường thủy, Bình Dương nằm giữa 3 con sông lớn, nhất là sông Sài Gòn. Bình Dương có thể nối với các cảng lớn ở phía nam và giao lưu hàng hóa với các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long[19].

 

PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ

  1. Thành phố Thủ Dầu Một: Đô thị loại II. Phấn đấu trở thành đô thị loại I trước 2020
  2. Thị xã Thuận An: Đô thị loại IV. Dự kiến đến cuối 2015 được công nhận đô thị loại III và đô thị loại II trước năm 2020
  3. Thị xã Dĩ An: Đô thị loại IV. Dự kiến đến cuối 2015 được công nhận đô thị loại III và đô thị loại II trước năm 2020
  4. Thị xã Bến Cát: Đô thị loại IV. Định hướng trở thành đô thị loại III trước năm 2020
  5. Thị xã Tân Uyên: Đô thị loại IV. Định hướng trở thành đô thị loại III trước năm 2020
  6. Thị trấn Bàu Bàng(Bàu Bàng): Đô thị loại V
  7. Thị trấn Tân Lợi(Bắc Tân Uyên): Đô thị loại V
  8. Thị trấn Dầu Tiếng(Dầu Tiếng): Đô thị loại V. Đến 2020 được công nhận là đô thị loại IV
  9. Thị trấn Phước Vĩnh(Phú Giáo): Đô thị loại V. Đến 2020 được công nhận là đô thị loại IV

 

 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN

Định hướng phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Dương đến năm 2020

Quan điểm phát triển

Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Dương đến năm 2020 nhằm xây dựng Bình Dương thành một tỉnh có tốc độ phát triển kinh tế nhanh, toàn diện đảm bảo mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với giải quyết tốt các vấn đề xã hội, xoá đói giảm nghèo, không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.

Tập trung khai thác lợi thế về vị trí địa lý, sự hợp tác của các tỉnh trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và cực hạt nhân phát triển là thành phố Hồ Chí Minh để phát triển kinh tế - xã hội. Chủ động hội nhập quốc tế; nâng cao hiệu quả kinh tế gắn với phát triển xã hội trên cơ sở đầu tư có trọng điểm; xây dựng mạng lưới kết cấu hạ tầng đồng bộ; phát triển công nghiệp gắn với phát triển đô thị và dịch vụ; phát triển kinh tế xã hội kết hợp chặt chẽ với bảo vệ môi trường, đảm bảo quốc phòng, an ninh vững mạnh trên địa bàn.


Mục tiêu phát triển

Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng phát triển công nghiệp, dịch vụ. Tiếp tục giữ vững tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế của Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam; chú trọng phát triển dịch vụ nhà ở, đào tạo phát triển nguồn nhân lực và chăm sóc sức khoẻ. Hoàn thành sự nghiệp công nghiệp hoá và tạo ra sự phát triển cân đối, bền vững giai đoạn sau năm 2015;

 

Xây dựng Bình Dương thành một tỉnh có tốc độ phát triển kinh tế nhanh, toàn diện đảm bảo mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với giải quyết tốt các vấn đề xã hội, xoá đói giảm nghèo, không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.

 

 

Các chỉ tiêu kinh tế cụ thể

- Cơ cấu kinh tế: phát triển và chuyển dịch theo hướng nâng cao tỷ trọng của các ngành công nghiệp, dịch vụ trong tổng GDP: 

 

Năm 2010

Năm 2015

Năm 2020

Quy mô dân số (triệu người)

1,2

1,6

2,0

Thu nhập bình quân đầu người (triệu đồng/người giá so  sánh   năm 2005)

30

52

89,6

Thu nhập bình quân đầu người (USD/người quy ra USD theo giá so sánh năm 2005)

2.000

4.000

5.800

Cơ cấu kinh tế: nông, lâm, ngư nghiệp - công nghiệp - dịch vụ

4,5% -65,5% - 30%

3,4% - 62,9% - 33,7%

2,3% - 55,5% - 42,2%

 

- Cơ cấu lao động chuyển dịch cùng với cơ cấu kinh tế theo hướng giảm lao động làm việc trong các ngành có năng suất thấp sang các ngành có năng suất, hiệu quả cao hơn:

 

 

Năm 2010

Năm 2015

Năm 2020

Ngành nông, lâm, ngư nghiệp

20%

14%

10%

Công nghiệp – xây dựng

45%

48%

45%

Dịch vụ

35%

38%

45%

 

-Tốc độ tăng trưởng bình quân của các ngành, lĩnh vực (%/năm):

 

2011 - 2015

2016 - 2020

2006 - 2020

GDP

14,9

13

14,3

Nông, lâm nghiệp, thủy sản

3,4

3,6

3,4

Công nghiệp, xây dựng

14,5

12,3

14,5

Dịch vụ

16,5

16,1

16,0

- Kim ngạch xuất - nhập khẩu (triệu USD):

 

Năm 2010

Năm 2015

Năm 2020

Kim ngạch xuất khẩu

8.662

14.000

25.000

Kim ngạch nhập khẩu

7.527

10.000

15.000

Tổng cộng

16.189

24.000

25.000

 

 

 

 Khu liên hợp Công nghiệp - Dịch vụ - Đô thị với quy mô 4200 ha đang được xây dựng

 

Một số chỉ tiêu văn hóa – xã hội

 

Năm 2010

Năm 2015

Năm 2020

Tỷ lệ thất nghiệp

Dưới 4,4%

4,2%

4%

Lao động qua đào tạo

 

 

Trên 70%

Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng

Dưới 10%

Không còn

 

Tuổi thọ trung bình

75

77

80

Số cán bộ y tế (CBYT)/vạn dân

27 (có 8 bác sĩ)

38 (có 15 bác sĩ)

55 (có 30 bác sĩ)

Số trường trung học cơ sở ở mỗi xã, phường

Ít nhất 1

 

 

Mật độ điện thoại (số máy/100 dân)

42

50

60

Quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa

- Tỷ lệ đô thị hoá đạt 40% năm 2010, tăng lên 50% năm 2015 và đạt 75% năm 2020. Dự báo, dân số đô thị năm 2010 là 480 nghìn người, năm 2020 là 1,5 triệu người. Phấn đấu đưa tỉnh Bình Dương trở thành đô thị loại I, trực thuộc Trung ương vào năm 2020. Không gian thành phố Bình Dương kết nối với thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Biên Hoà trở thành đại đô thị của cả nước.

 

- Năm 2020, dự kiến toàn Tỉnh có 31 khu công nghiệp với tổng diện tích 9.360,5 ha và 23 cụm công nghiệp với tổng diện tích 2.704 ha.

Kết cấu hạ tầng kỹ thuật

 

- Giao thông: Phát triển giao thông đường bộ theo hướng kết nối với hệ thống quốc lộ hiện đại tầm cỡ khu vực, với sân bay quốc tế và cụm cảng biển Thị Vải - Vũng Tàu và hệ thống hạ tầng kỹ thuật khác. Tập trung phát triển các trục giao thông đường bộ từ đại lộ Bình Dương đi cửa khẩu Hoa Lư, từ đại lộ Bình Dương đi Đồng Xoài, từ đại lộ Bình Dương đi Dầu Tiếng, đường cao tốc Mỹ Phước - Tân Vạn. Phối hợp chặt chẽ với Bộ Giao thông vận tải xây dựng các trục cắt ngang: Vành đai 3, Vành đai 4, đường Thường Tân - Tân Hưng - Hưng Hòa... Đối với giao thông đường thuỷ: tiếp tục nạo vét luồng lạch sông Sài Gòn, sông Đồng Nai và sông Thị Tính; cải tạo, nâng cấp và xây dựng hệ thống cảng phục vụ vận chuyển, du lịch và dân sinh.

 

- Cấp điện, cấp nước: Đầu tư đồng bộ nâng cấp, xây mới hệ thống cấp điện, cấp nước đáp ứng nhu cầu sản xuất và đời sống nhân dân, đặc biệt là ở các khu công nghiệp và đô thị tập trung. Tốc độ tăng trưởng điện năng tăng trung bình 24%/năm giai đoạn 2006 - 2010 và giảm xuống còn 13%/năm giai đoạn 2011- 2015. Tổng nhu cầu điện năng tiêu thụ 6.700 GWh đến năm 2010 và 12.400 GWh đến 2015. Thành phần phụ tải cho sản xuất và tiêu dùng khoảng 20% thời kỳ đến 2015 và 18% thời kỳ đến 2020. Thành phần phụ tải phục vụ phát triển các ngành dịch vụ khoảng 36% thời kỳ 2006 - 2015 và ổn định 30% thời kỳ sau 2015. Đến năm 2010, ngành nước phải xử lý 247.000 m3/ngày đêm và đến năm 2020 xử lý 462.000 m3/ngày đêm. Bảo đảm 95 - 97% hộ nông thôn được dùng điện và nước sạch năm 2010 và tỷ lệ này đạt 100% vào năm 2020.

 

- Thông tin liên lạc: Phát triển ngành bưu chính viễn thông hiện đại, đồng bộ theo tiêu chuẩn kỹ thuật số hoá và tự động hoá nhằm bảo đảm thông tin thông suốt toàn tỉnh, gắn kết với Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

 

Danh mục các chương trình, dự án ưu tiên nghiên cứu đầu tư

 

 (Theo Quyết định số 81/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ)

 

-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

CHÚ THÍCH

  1. ^ “Diện tích, dân số và mật độ dân số năm 2013 phân theo địa phương”. Tổng Cục Thống kê Việt Nam. Truy cập ngày 3 tháng 2 năm 2015.
  2. ^ Định hướng phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Dương đến năm 2020, Theo Quyết định số 81/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ.
  3. ^ Vùng kinh tế gồm 8 tỉnh thành, Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Phước, Tây Ninh, Long An và tỉnh Tiền Giang
  4. a ă “Diện tích, dân số và mật độ dân số năm 2011 phân theo địa phương”. Tổng cục thống kê Việt Nam.
  5. ^ “Giới thiệu chung”. Trang thông tin Tỉnh Bình Dương.
  6. ^ “Dân số trung bình phân theo địa phương qua các năm”. Theo Tổng cục thống kê Việt Nam.
  7. ^ Diện tích, dân số và mật độ dân số năm 2011 phân theo địa phương, Theo tổng cục thống kê.
  8. ^ Dân số nam trung bình phân theo địa phương, Theo Tổng cục thống kê Việt Nam.
  9. ^ Dân số nữ trung bình phân theo địa phương, Theo Tổng cục thống kê Việt Nam.
  10. ^ Tỷ lệ tăng tự nhiên dân số phân theo địa phương, Theo Tổng cục thống kê Việt Nam.
  11. ^ Dân số thành thị trung bình phân theo địa phương, Theo Tổng cục thống kê Việt Nam.
  12. ^ Dân số nông thôn trung bình phân theo địa phương, Theo Tổng cục thống kê Việt Nam.
  13. ^ Việt Nam Cộng hòa bản đồ hành chánh. Đà Lạt: Phân cục Địa dư Quốc gia, 1967.
  14. ^ Nghị định 58/1999/NĐ-CP về việc điều chỉnh địa giới hành chính, tái lập các huyện Dầu Tiếng, Phú Giáo, Dĩ An và thành lập các xã thuộc các huyện Dầu Tiếng và Dĩ An tỉnh Bình Dương
  15. ^ Nghị quyết 04/NQ-CP năm 2011 thành lập thị xã Dĩ An, thành lập phường thuộc thị xã Dĩ An và thành lập thị xã Thuận An, thành lập phường thuộc thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương do Chính phủ ban hành
  16. ^ Nghị quyết 11/NQ-CP năm 2012 thành lập thành phố Thủ Dầu Một thuộc tỉnh Bình Dương do Chính phủ ban hành
  17. ^ [1]
  18. a ă â Tình hình kinh tế tỉnh Bình Dương tháng 10/2012, Cổng thông tin điện tử tỉnh Bình Dương.
  19. a ă Giao thông tại tỉnh Bình Dương, Trang thông tin tỉnh Bình Dương.

 

 

 

 

 

 

 

 

In bài viết
Đăng ký | Đăng nhập

Email / Điện thoại

Mật khẩu

Nhớ mật khẩu | Quên mật khẩu

VŨ TUẤN TRÌNH

Điện thoại: 0918. 154511 - hoặc: 0977. 120048
Email: vutuantrinh@moet.edu.vn hoặc trinhvt@leloi.sgdbinhduong.edu.vn 
Địa chỉ: Số 03, đường Tân Thành 37, khu phố 5, Thị trấn Tân Thành, huyện Bắc Tân Uyên, tỉnh Bình Dương.

1
Bạn cần hỗ trợ?