BỘ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Người soạn: Nguyễn Bùi Khánh Duyên 11A1 (Năm học 2023-2024)
Câu 1. Chọn đáp án đúng nhất trong các đáp án sau:
A. An ninh môi trường là hệ thống các yếu tố vật chất tự nhiên, nhân tạo cấu thành môi trường cân bằng để đảm bảo điều kiện sống của con người cùng các loài sinh vật trong hệ thống đó.
B. An ninh môi trường là hệ thống các yếu tố vật chất tự nhiên, nhân tạo cấu thành nên môi trường được cân bằng để đảm bảo điều kiện sống và phát triển của con người cùng các loài sinh vật trong hệ thống đó.
C. An ninh môi trường là hệ thống các yếu tố vật chất tự nhiên cân bằng đảm bảo điều kiện sống và phát triển của con người cùng các loài sinh vật trong hệ thống đó.
D. An ninh môi trường là hệ thống các yếu tố vật nhân tạo cấu thành môi trường cân bằng để đảm bảo điều kiện sống hoặc phát triển của con người cùng các loài sinh vật trong hệ thống đó.
Câu 2. Có bao nhiêu trạng thái môi trường ?
A. 5
B. 2
C. 4
D. 3
Câu 3. Trách nhiệm bảo vệ môi trường đất thuộc về ?
A. Các cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư và cá nhân không sử dụng đất; xử lí, cải tạo và phục hồi môi trường đất đối với khu vực bị ô nhiễm môi trường đất do mình gây ra.
B. Các cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư và cá nhân sử dụng đất; xử lí, cải tạo và phục hồi môi trường đất đối với khu vực bị ô nhiễm môi trường nước do mình gây ra.
C. Các cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư và cá nhân sử dụng đất; xử lí, cải tạo và phục hồi môi trường đất đối với khu vực bị ô nhiễm môi trường đất do mình gây ra.
D. Các cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư và cá nhân sử dụng đất; xử lí, cải tạo và phục hồi môi trường đất đối với khu vực bị ô nhiễm môi trường đất do người khác gây ra.
Câu 4. Hành vi nào sau đây bị nghiêm cấm trong bảo vệ môi trường ?
A. Không xả nước thải, xả khí thải chưa được xử lí đạt quy chuẩn kĩ thuật môi trường ra môi trường.
B. Sử dụng nguyên liệu, vật liệu xây dựng không chứa yếu tố độc hại vượt mức cho phép theo quy chuẩn kĩ thuật môi trường.
C. Vận chuyển, chôn, lấp, đổ, thải, đốt chất thải rắn, chất thải nguy hại đúng quy trình kĩ thuật, quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
D. Không thực hiện công trình, biện pháp, hoạt động phòng ngừa, ứng phó, khắc phục sự cố môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Câu 5. Hành vi vứt rác thải sinh hoạt tại các vỉa hè lòng đường, kênh rạch hệ thống thoát nước trong khu vực đô thị sẽ chịu mức phạt tiền là bao nhiêu?
A. Từ 2.000.000 đồng đến 3.500.000 đồng.
B. Từ 7.000.000 đồng đến 9.000.000 đồng.
C. Từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng.
D. Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
Câu 6. Biện pháp nào giúp hạn chế ô nhiễm nguồn nước ?
Lắp đặt các thiết bị lọc khí cho các nhà máy.
Tạo bể lắng, lọc nước thải.
Sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật.
Xây dựng các nhà máy tái chế rác thải.
Câu 7. Để bảo vệ môi trường nước (nước mặt, nước ngầm, nước biển) chúng ta cần :
A. Kiểm soát các nguồn chất thải vào môi trường nước; Xử lí, cải tạo và phục hồi môi trường nước bị ô nhiễm; Có biện pháp ngăn ngừa, kiểm tra, xử lí các hành vi gây ô nhiễm môi trường nước; Sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả các nguồn nước, nhất là nước mặt và nước ngầm,...
B. Kiểm soát các nguồn chất thải vào môi trường nước; phục hồi môi trường nước bị ô nhiễm; Có biện pháp ngăn ngừa, kiểm tra, xử lí các hành vi gây ô nhiễm môi trường nước; Sử dụng có hiệu quả các nguồn nước, nhất là nước mặt và nước ngầm,...
C. Kiểm soát các nguồn khí thải vào môi trường nước; Xử lí và phục hồi môi trường nước bị ô nhiễm; Có biện pháp ngăn ngừa, kiểm tra, xử lí các hành vi gây ô nhiễm môi trường nước; Sử dụng hao phí , mất hiệu quả các nguồn nước, nhất là nước mặt và nước ngầm,...
D. Kiểm soát các nguồn chất thải vào môi trường không khí ; Xử lí, cải tạo và phục hồi môi trường đất bị ô nhiễm; Có biện pháp ngăn ngừa, kiểm tra, xử lí các hành vi gây ô nhiễm môi trường nước; Sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả.
Câu 8. Khi các loại dịch bệnh được phát tán sẽ gây ảnh hưởng như thế nào đối với môi trường ?
A. Ảnh hưởng trực tiếp.
B. Ảnh hưởng gián tiếp .
C. Ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp.
D. Không gây ảnh hưởng nặng nề đến môi trường.
Câu 9. Bảo vệ môi trường là gì ?
A. Bảo vệ môi trường là hoạt động hạn chế tác động xấu đến môi trường; ứng phó sự cố môi trường; khắc phục ô nhiễm, suy thoái môi trường, cải thiện chất lượng môi trường; sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh học và ứng phó với biến đổi khí hậu.
B. Bảo vệ môi trường là hoạt động phòng ngừa, hạn chế tác động xấu đến môi trường; ứng phó sự cố môi trường; khắc phục ô nhiễm, suy thoái môi trường, cải thiện chất lượng môi trường; sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh học và ứng phó với biến đổi khí hậu.
C. Bảo vệ môi trường là hoạt động phòng ngừa, hạn chế tác động xấu đến môi trường; ứng phó sự cố môi trường; khắc phục ô nhiễm, suy thoái môi trường, cải thiện chất lượng môi trường; sử dụng tự do tài nguyên thiên nhiên.
D. Bảo vệ môi trường là hoạt động phòng ngừa, hạn chế tác động xấu đến môi trường; bỏ qua các sự cố môi trường; gây ra tình trạng ô nhiễm, suy thoái môi trường ; sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh học và ứng phó với biến đổi khí hậu.
Câu 10. Tài nguyên rừng ở nước ta là một tài nguyên vô cùng quý giá, mọi người dân đều đang cố gắng để giữ gìn và bảo vệ chúng, nhận định nào sau đây đúng nhất khi nói về tài nguyên rừng của nước ta hiện nay ?
A. Tài nguyên rừng đang ngày càng phục hồi về số lượng và chất lượng.
B. Tài nguyên rừng đang ngày càng giảm sút.
C. Chất lượng rừng đang được phục hồi tuy nhiên diện tích rừng vẫn suy giảm.
D. Dù tổng diện tích rừng đang được phục hồi nhưng chất lượng vẫn tiếp tục suy giảm.
Câu 11. Con người có tác động tiêu cực như thế nào đối với môi trường không khí?
A. Sử dụng các phương tiện giao thông thải khí CO2 ra môi trường.
B. Các nhà máy xi măng, các lò nung gạch,… xả nhiều khí thải ra môi trường.
C. A và B đúng.
D. A và B sai.
Câu 12. Sự cố môi trường là gì ?
A. Sự cố môi trường là sự cố xảy ra trong quá trình hoạt động của con người hoặc do biến đổi bất thường của tự nhiên, gây ô nhiễm, suy thoái môi trường nghiêm trọng.
B. Sự cố môi trường là sự cố xảy ra trong đời sống của con người gây ảnh hưởng đến đời sống của họ.
C. Sự cố môi trường là do biến đổi bất thường của tự nhiên, gây ô nhiễm, suy thoái môi trường nghiêm trọng.
D. Sự cố môi trường là sự cố xảy ra trong quá trình hoạt động của con người tuy nhiên biến đổi bất thường của tự nhiên, không gây ô nhiễm, suy thoái môi trường.
Câu 13. Khi sử dụng các loại thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ thì môi trường nào sẽ bị ảnh hưởng nặng nề nhất ?
A. Môi trường không khí.
B. Môi trường nước ngầm.
C. Môi trường trên cạn.
D. Môi trường đất.
Câu 14. Núi lửa phun trào cũng là nguyên nhân gây ô nhiễm, vậy môi trường nào sau đây phải chịu ảnh hưởng nhiều nhất ?
A. Môi trường trên cạn.
B. Môi trường đất.
C. Môi trường không khí.
D. Môi trường nước.
Câu 15. Các khí thải trong không khí chủ yếu có nguồn gốc từ:
A. Hoạt động hô hấp của động vật và con người.
B. Quá trình đốt cháy các nhiên liệu.
C. Hoạt động quang hợp của cây xanh.
D. Quá trình phân giải xác hữu cơ của vi khuẩn.
Câu 16. Yếu tố nào sau đây không phải là các tác nhân hoá học gây ô nhiễm môi trường?
A. Lạm dụng thuốc diệt cỏ trong bảo vệ cây trồng.
B. Dùng quá nhiều thuốc trừ sâu so với nhu cầu cần thiết.
C. Các khí thải từ các nhà máy công nghiệp.
D. Các tiếng ồn quá mức do xe cộ và các phương tiện giao thông khác.
Câu 17. Chọn phát biểu sai về ô nhiễm môi trường:
A. Ô nhiễm môi trường do hoạt động của con người gây ra.
B. Ô nhiễm môi trường có thể do một số hoạt động của tự nhiên.
C. Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi tính chất vật lí, hoá học, sinh học của thành phần môi trường không phù hợp với quy chuẩn kĩ thuật môi trường.
D. Ô nhiễm môi trường tạo điều kiện cho nhiều loại sinh vật gây bệnh cho người và động vật phát triển.
Câu 18. Nguyên nhân nào sau đây không gây ô nhiễm không khí ?
A. Hoạt động thu gom, xử lí rác thải.
B. Cháy rừng.
C. Sử dụng hao phí điện năng.
D. Gia tăng dân số.
Câu 19. Hành vi vứt, thải, bỏ rác thải, đổ nước thải không đúng nơi quy định tại khu chung cư, thương mại, dịch vụ hoặc nơi công cộng sẽ bị phạt bao nhiêu tiền ?
A. Từ 110.000 đồng đến 130.000 đồng đối với cá nhân và gấp 3 lần đối với tổ chức.
B. Từ 100.000 đồng đến 130.000 đồng đối với cá nhân và gấp 3 lần đối với tổ chức.
C. Từ 120.000 đồng đến 180.000 đồng đối với cá nhân và gấp 2 lần đối với tổ chức.
D. Từ 100.000 đồng đến 150.000 đồng đối với cá nhân và gấp 2 lần đối với tổ chức.
Câu 20. Thiên tai gây ra hậu quả như thế nào đối với môi trường ?
A. Làm ô nhiễm, suy thoái môi trường.
B. Phá huỷ các công trình xây dựng như nhà ở, hệ thống cầu đường, thuỷ lợi,...
C. Ảnh hưởng đến an ninh môi trường.
D. Tất cả đáp án trên.
Câu 21. Biến đổi khí hậu không gây ra hậu quả nào sau đây :
A. Xung đột vũ trang.
B. Thúc đẩy kinh tế phát triển.
C. Mất an ninh lương thực.
D. Xảy ra vấn đề di cư tự do.
Câu 22. Nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường chủ yếu là do đâu ?
A. Hoạt động của con người.
B. Môi trường tự nhiên.
C. Núi lửa phun trào.
D. Quá trình phân huỷ xác động vật.
Câu 23. Các vấn đề môi trường như suy thoái đất, ô nhiễm nguồn nước, không khí, suy giảm đa dạng sinh học, biến đổi khí hậu, gia tăng dân số,... đang tác động tiêu cực đến vấn đề nào ?
A. An ninh thế giới.
B. Môi trường tự nhiên.
C. An ninh lương thực.
D. Di cư tự do.
Câu 24. Đáp án nào đúng khi nói về ô nhiễm môi trường ?
A. Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi tính chất vật lí, hoá học, sinh học của thành phần môi trường phù hợp với quy chuẩn kĩ thuật môi trường, tiêu chuẩn môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người, sinh vật và tự nhiên.
B. Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi tính chất hoá học của thành phần môi trường không phù hợp với quy chuẩn kĩ thuật môi trường, tiêu chuẩn môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người, sinh vật và tự nhiên.
C. Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi tính chất vật lí, hoá học của môi trường không phù hợp với quy chuẩn kĩ thuật môi trường, tiêu chuẩn môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến sinh vật và tự nhiên.
D. Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi tính chất vật lí, hoá học, sinh học của thành phần môi trường không phù hợp với quy chuẩn kĩ thuật môi trường, tiêu chuẩn môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người, sinh vật và tự nhiên.
Câu 25. Các hóa chất bảo vệ thực vật và chất độc hóa học thường tích tụ ở những môi trường nào?
A. Môi trường đất, môi trường không khí.
B. Môi trường nước, môi trường không khí.
C. Môi trường nước.
D. Môi trường đất, môi trường nước, môi trường không khí.
Câu 26. Đâu không phải là hành vi chấp hành luật Bảo vệ môi trường?
A. Săn bắn động vật hoang dã.
B. Sử dụng đất hợp lý, cải tạo đất.
C. Cấm đổ rác bừa bãi.
D. Cấm chặt phá rừng bừa bãi.
Câu 27. Các tổ chức và cá nhân gây ra sự cố môi trường cần có trách nhiệm gì ?
A. Bồi thường và khắc phục hậu quả về mặt môi trường.
B. Nộp phạt cho tổ chức quản lí môi trường địa phương.
C. Di dời cơ sở sản xuất ra khỏi khu dân cư.
D. Thay đổi công nghệ sản xuất không gây ô nhiễm môi trường.
Câu 28. Phát biểu nào sau đây sai?
A. Ô nhiễm môi trường làm ảnh hưởng đến sức khỏe của con người và nhiều sinh vật.
B. Tất cả mọi người đều có trách nhiệm thực hiện tốt Luật Bảo vệ môi trường.
C. Luật Bảo vệ môi trường được ban hành nhằm ngăn chặn, khắc phục các hậu quả xấu do hoạt động của con người và thiên nhiên gây ra cho môi trường tự nhiên.
D. Luật Bảo vệ môi trường chỉ được ban hành để cho những cá nhân, tổ chức sản xuất công nghiệp chấp hành.
Câu 29. Chọn đáp án sai trong các đáp án sau :
A. Bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên là một nội dung của quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch vùng và quy hoạch tỉnh.
B. Trách nhiệm bảo vệ môi trường đất thuộc về các cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư và cá nhân sử dụng đất; xử lí, cải tạo môi trường đất đối với khu vực bị ô nhiễm môi trường đất do người khác gây ra.
C. Môi trường có vai trò rất quan trọng đối với con người, sinh vật sống trên Trái Đất như: cung cấp không gian sống; cung cấp nguồn tài nguyên để con người lao động, sản xuất; là nơi chứa đựng và phân huỷ chất thải, đồng thời lưu giữ lịch sử tiến hoá của con người và sinh vật,...
D. Thành phần môi trường là yếu tố vật chất tạo thành môi trường gồm đất, nước, không khí, sinh vật, âm thanh, ánh sáng và các hình thái vật chất khác…
Câu 30. Hiện tượng môi trường tự nhiên bị bẩn, đồng thời các tính chất vật lí, hóa học, sinh học của môi trường bị thay đổi, gây tác hại tới đời sống của con người và các sinh vật khác là :
A. Ô nhiễm môi trường.
B. Ô nhiễm không khí.
C. Ô nhiễm nguồn nước.
D. Ô nhiễm đất.
15 câu từ nguồn tailieumoi.vn
Câu 1. Nguyên nhân chủ yếu gây ô nhiễm môi trường, suy thoái môi trường hay xảy ra sự cố môi trường là do
A. bão, lũ lụt,…
B. núi lửa phun trào.
C. các nguyên nhân từ tự nhiên.
D. các hoạt động của con người.
Đáp án đúng là: D
- Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường, suy thoái môi trường hay xảy ra sự cố môi trường là do các nguyên nhân từ tự nhiên (bão, lũ lụt, hạn hán, núi lửa phun trào,...) nhưng chủ yếu là do các hoạt động của con người gây ra có tác động tiêu cực đến môi trường từ quá trình sinh hoạt; sản xuất, kinh doanh, vận chuyển hàng hoá; khai thác tài nguyên, môi trường quá mức;...
An ninh môi trường là hệ thống các yếu tố cấu thành môi trường cân bằng để bảo đảm điều kiện sống và phát triển của con người cùng các loài sinh vật trong hệ thống đó.
- Các biểu hiện của biến đổi khí hậu là: nhiệt độ trung bình trên Trái Đất tăng, hiện tượng băng tan, nước biển dâng, xâm nhập mặn, lũ lụt, hạn hán, suy giảm đa dạng sinh học,...
- Những vấn đề liên quan đến an ninh môi trường, gồm: biến đổi khí hậu; thiên tai; dịch bệnh; di cư tự do và an ninh lương thực.
“ Bảo vệ môi trường là hoạt động phòng ngừa, hạn chế tác động xấu đến môi trường; ứng phó sự cố môi trường; khắc phục ô nhiễm, suy thoái môi trường, cải thiện chất lượng môi trường; sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh học và ứng phó với biến đổi khí hậu” (Khoản 2 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020)
- Môi trường bao gồm các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, kinh tế, xã hội, sự tồn tại, phát triển của con người, sinh vật và tự nhiên.
- Thành phần môi trường là yếu tố vật chất tạo thành môi trường gồm: đất, nước, không khí, sinh vật, âm thanh, ánh sáng và các hình thái vật chất khác.
- Vai trò của môi trường:
+ Là không gian sống của con người và các loài sinh vật.
+ Cung cấp tài nguyên cần thiết cho cuộc sống và hoạt động sản xuất của con người.
+ Chứa đựng các chất phế thải do con người tạo ra trong sản xuất và cuộc sống, giảm tác động tiêu cực của thiên nhiên đối với con người và các loài sinh vật.
+ Là nơi lưu giữ lịch sử tiến hoá của con người, các loài sinh vật và Trái Đất.
- Ô nhiễm môi trườnglà sự biến đổi tính chất vật lí, hoá học, sinh học của thành phần môi trường không phù hợp với quy chuẩn kĩ thuật môi trường, tiêu chuẩn môi trường gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người, sinh vật và tự nhiên.
Suy thoái môi trường là sự suy giảm về số lượng, chất lượng của thành phần môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người, sinh vật tự nhiên. Các vấn đề suy thoái môi trường hiện nay như: suy thoái rừng, suy thoái đất, suy giảm đa dạng sinh học,…
- Một số biện pháp bảo vệ môi trường đất là:
+ Khi xây dựng quy hoạch, kế hoạch, dự án và các hoạt động khác có sử dụng đất phải xem xét sự tác động và có giải pháp phòng ngừa ô nhiễm, suy thoái môi trường đất.
+ Cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân sử dụng đất có trách nhiệm bảo vệ môi trường đất; xử lí, cải tạo và phục hồi môi trường đất đối với khu vực ô nhiễm do mình gây ra.
+ Nhà nước xử lí, cải tạo và phục hồi môi trường đất ở các khu vực ô nhiễm còn lại.
- Hành vi xả nước thải chưa qua xử lí kĩ thuật ra sông, biển là một trong những nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm nguồn nước.
- Một số biện pháp bảo vệ môi trường nước là:
+ Kiểm soát các nguồn chất thải vào môi trường nước; Xử lí, cải tạo và phục hồi môi trường nước bị ô nhiễm; Có biện pháp ngăn ngừa, kiểm tra, xử lí các hành vi gây ô nhiễm môi trường nước; Sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả các nguồn nước, nhất là nước mặt và nước ngầm,...
+ Trách nhiệm bảo vệ môi trường nước thuộc về cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư và cá nhân.
- Hành vi xả khí thải, chất độc hại chưa qua xử lí kĩ thuật ra môi trường là một trong những nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm không khí.
- Một số biện pháp bảo vệ môi trường không khí là:
+ Thực hiện việc quan trắc, giám sát, công bố chất lượng môi trường không khí.
+ Cảnh báo kịp thời tình trạng ô nhiễm môi trường không khí
+ Nâng cao ý thức trách nhiệm bảo vệ môi trường của dân cư.
+ Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có phát thải bụi, khí thải tác động xấu đến môi trường có trách nhiệm giảm thiểu và xử lí theo quy định của pháp luật.
- Những hành vi bị pháp luật nghiêm cấm trong hoạt động bảo vệ môi trường:
+ Vận chuyển, chôn, lấp, đổ, thải, đốt chất thải rắn, chất thải nguy hại không đúng quy định.
+ Xả nước thải, khí thải chưa qua xử lí ra môi trường.
+ Phát tán, thải chất độc hại, vi rút độc hại chưa kiểm định; xác súc vật chết do dịch bệnh và tác nhân độc hại khác.
+ Sản xuất, kinh doanh sản phẩm gây nguy hại cho sức khỏe con người, sinh vật và tự nhiên; sản xuất, sử dụng nguyên liệu, vật liệu xây dựng chứa yếu tố độc hại vượt mức cho phép.
- Trách nhiệm của học sinh trong bảo vệ môi trường:
+ Gương mẫu thực hiện nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ môi trường.
+ Tham gia tích cực vào các hoạt động bảo vệ môi trường do nhà trường, nơi cư trú (khu dân cư, tổ dân phố,...) hoặc các tổ chức đoàn thể khác phát động.
+ Sử dụng tiết kiệm, hiệu quả các nguồn tài nguyên, tích cực tuyên truyền, vận động người thân, gia đình và cộng đồng thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường.
+ Phản ánh, thông tin với thầy, cô giáo, nhà trường và cơ quan chức năng biết các hành vi vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường để có biện pháp phòng, chống phù hợp.
Điện thoại: 0918. 154511 - hoặc: 0977. 120048
Email: vutuantrinh@moet.edu.vn hoặc trinhvt@leloi.sgdbinhduong.edu.vn
Địa chỉ: Số 03, đường Tân Thành 37, khu phố 5, Thị trấn Tân Thành, huyện Bắc Tân Uyên, tỉnh Bình Dương.