BÀI 3: CÔNG TÁC TUYỂN SINH, ĐÀO TẠO
TRONG CÁC TRƯỜNG QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM VÀ CÔNG AN NHÂN DÂN VIỆT NAM
I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CÔNG TÁC TUYỂN SINH, ĐÀO TẠO TRONG CÁC TRƯỜNG QUÂN ĐỘI, CÔNG AN NHÂN DÂN VIỆT NAM
+Các trường Quân đội, Công an nhân dân Việt Nam thực hiện tuyển sinh, đào tạo theo quy chế và hướng dẫn chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo và theo hướng dẫn hằng năm về công tác tuyển sinh quân sự của Bộ Quốc phòng và công tác tuyển sinh công an nhân dân của Bộ Công
+Lựa chọn những công dân tự nguyện và có đủ tiêu chuẩn về chính trị, phẩm chất đạo đức, văn hoá, sức khoẻ và độ tuổi theo quy định vào đào tạo trong các trường quân đội, công Đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ xây dựng quân đội, công an và bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn mới.
+Tổ chức tuyển sinh công khai, minh bạch, nghiêm cấm mọi hành vi sách nhiễu, gây phiền hà cho người dự tuyển. Tuyển sinh đủ số lượng, đáp ứng yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực gắn với phát hiện nhân tài và quy hoạch đội ngũ cán bộ; đào tạo gắn với địa chỉ và nhu cầu sử dụng, bảo đảm cơ cấu vùng, miền, ngành nghề phù hợp với trình độ đào tạo; chú trọng diện cử tuyển các đối tượng chính sách, vùng sâu, vùng xa,vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của Nhà nước.
+Quyền lợi của học viên trong các trường quân đội, công an: Thí sinh trúng tuyển vào các trường quân đội, công an được bảo đảm các chế độ, tiêu chuẩn về ăn, ở, mặc, phụ cấp hằng tháng, không phải đóng học phí; các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng phục vụ học tập. Thân nhân của học viên (bố mẹ đẻ, bố mẹ nuôi hợp pháp) nếu chưa có bảo hiểm y tế sẽ được nhà trường đăng kí mua bảo hiểm ngay khi vào học. Học viên được nghỉ cuối tuần, nghỉ lễ, nghỉ hè, nghỉ Tết theo quy định,… Học viên xếp loại học tập xuất sắc, giỏi, có thành tích đặc biệt trong học tập, rèn luyện sẽ được hưởng các chế độ khen thưởng theo quy định của Bộ Quốc phòng, Bộ Công Khi tốt nghiệp, học viên được cấp văn bằng tốt nghiệp thuộc hệ thống văn bằng quốc gia; được Bộ Quốc phòng, Bộ Công an phong quân hàm sĩ quan và phân công công tác.
+Nghĩa vụ của học viên trong các trường quân đội, công an: Học viên phải nghiêm chỉnh chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, kỉ luật của quân đội, kỉ luật công an nhân dân và các quy định của nhà trường. Học viên khi ra trường sẵn sàng nhận nhiệm vụ theo phân công của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an.
I. CÔNG TÁC TUYỂN SINH, ĐÀO TẠO TRONG CÁC TRƯỜNG QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM
1. Hệ thống nhà trường quân đội
Các học viện, trường sĩ quan (đại học) có tuyển sinh thí sinh từ HS phổ thông gồm: Học viện Kĩ thuật Quân sự (Đại học Kĩ thuật Lê Quý Đôn); Học viện Quân y (Trường Đại học Y – Dược Lê Hữu Trác); Học viện Hậu cần ; Học viện Khoa học Quân sự; Học viện Biên phòng; Học viện Phòng không – Không quân; Học viện Hải quân; Trường Sĩ quan Lục quân 1 (Trường Đại học Trần Quốc Tuấn); Trường Sĩ quan Lục quân 2 (Trường Đại học Nguyễn Huệ); Trường Sĩ quan Chính trị (Trường Đại học Chính trị); Trường Sĩ quan Thông tin (Trường Đại học Thông tin Liên lạc); Trường Sĩ quan Công binh (Trường Đại học Ngô Quyền); Trường Sĩ quan Pháo binh; Trường Sĩ quan Phòng hoá; Trường Sĩ quan Tăng thiết giáp; Trường Sĩ quan Không quân; Trường Sĩ quan Đặc công; Trường Đại học Văn hoá – Nghệ thuật Quân đội.
2. Công tác tuyển sinh và đào tạo
+Đối tượng tuyển sinh: Thanh niên ngoài quân đội; Hạ sĩ quan, binh sĩ đang phục vụ tại ngũ theo quy định của pháp luật về nghĩa vụ quân sự, có thời gian phục vụ tại ngũ đủ 12 tháng trở lên (tính đến tháng 4 năm tuyển sinh); quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng phục vụ trong quân đội đủ 12 tháng trở lên (tính đến tháng 9 năm tuyển sinh).
+Đăng kí sơ tuyển: Tất cả thí sinh dự tuyển vào các trường trong quân đội đều phải qua sơ tuyển, bảo đảm đủ tiêu chuẩn về chính trị, văn hoá, độ tuổi, sức khoẻ theo quy định của Bộ Quốc phòng. Thí sinh là thanh niên ngoài quân đội mua hồ sơ đăng kí sơ tuyển tại Ban Tuyển sinh quân sự cấp huyện (nơi thí sinh đăng kí hộ khẩu thường trú). Thời gian đăng kí sơ tuyển và thời gian khám sức khoẻ theo quy định của Bộ Quốc phòng.
+Phương thức tuyển sinh: Phương thức 1: Xét tuyển thẳng theo quy định của Bộ Quốc phòng; Phương thức 2: Xét tuyển từ kết quả kì thi đánh giá năng lực do một số trường đại học trong nước tổ chức; Phương thức 3: Xét tuyển từ kết quả kì thi đánh giá năng lực do Bộ Quốc phòng tổ chức; Phương thức 4: Xét tuyển dựa vào kết quả kì thi tốt nghiệp Trung học phổ thông Quốc gia do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức; Phương thức 5: Xét tuyển dựa vào học bạ cấp Trung học phổ thông.
+Hằng năm, căn cứ thực tiễn công tác tuyển sinh để Ban Tuyển sinh quân sự Bộ Quốc phòng xác định tỉ lệ xét tuyển theo từng phương thức tăng hoặc giảm cho phù hợp với đối tượng và chương trình đào tạo của từng trường. Trường hợp Bộ Giáo dục và Đào tạo không tổ chức kì thi tốt nghiệp Trung học phổ thông Quốc gia hoặc kì thi đó không còn mục đích để xét tuyển đại học thì sẽ tăng chỉ tiêu xét tuyển của các phương thức tuyển sinh khác cho phù hợp với quy định hiện hành.Một số nội dung cơ bản về công tác tuyển sinh
+Một số nội dung cơ bản về công tác đào tạo
+Các trường quân đội tổ chức tuyển sinh, đào tạo theo quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo, quy định của Bộ Quốc phòng. Học viên học tập trong các trường quân đội được trang bị những kiến thức cơ bản về lí luận chính trị, điều lệnh, kĩ thuật, chiến thuật, bắn súng, thể lực,...
+Học viện Kĩ thuật Quân sự đào tạo cán bộ kĩ thuật, Chỉ huy
+Tham mưu kĩ thuật các ngành, chuyên ngành: Công nghệ kĩ thuật hoá học, Công nghệ thông tin, An toàn thông tin, Khoa học máy tính, Kĩ thuật phần mềm,...;Học viện Quân y đào tạo sĩ quan các chuyên ngành: Y khoa, Y học dự phòng; Học viện Hậu cần đào tạo sĩ quan các chuyên ngành Hậu cần quân sự; Học viện Khoa học Quân sự đào tạo sĩ quan các ngành: Ngôn ngữ Anh, Ngôn ngữ Nga, Ngôn ngữ Pháp, Ngôn ngữ Trung Quốc, Quan hệ quốc tế, Việt Nam học, Tình báo quân sự; Học viện Biên phòng đào tạo sĩ quan các chuyên ngành: Quản lí biên giới, Chỉ huy trinh sát, Phòng chống ma tuý và tội phạm, Chỉ huy cửa khẩu, Luật,...; Học viện Phòng không – Không quân đào tạo sĩ quan các chuyên ngành: Kĩ thuật hàng không, Thiết bị hàng không, Vô tuyến điện tử, Vũ khí hàng không, Chỉ huy tham mưu không quân, Tác huấn không quân, Dẫn đường không quân,...;Học viện Hải quân đào tạo sĩ quan các chuyên ngành: Chỉ huy – Tham mưu Hải quân, Kĩ thuật điện, Công nghệ kĩ thuật điện tử – viễn thông, Công nghệ kĩ thuật điều khiển và tự động hoá, Khoa học hàng hải, Kĩ thuật cơ khí động lực,…;Trường Sĩ quan Chính trị đào tạo sĩ quan chính trị các ngành: Xây dựng Đảng và chính quyền Nhà nước, Triết học, Lịch sử, Kinh tế chính trị, Chủ nghĩa xã hội khoa học, Tâm lí học, Giáo dục học,...;Trường Sĩ quan Thông tin đào tạo sĩ quan các chuyên ngành: Chỉ huy – Tham mưu Thông tin, Thông tin Lục quân, Thông tin Hải quân, Thông tin Phòng không – Không quân, Chỉ huy tham mưu Tác chiến không gian mạng; Trường Sĩ quan Công binh đào tạo sĩ quan các chuyên ngành: Chỉ huy Kĩ thuật công binh, Công trình, Cầu đường, Vượt sông, Xe máy; Trường Sĩ quan Pháo binh đào tạo sĩ quan các chuyên ngành Chỉ huy – Tham mưu Pháo binh; Trường Sĩ quan Phòng hoá đào tạo sĩ quan Chỉ huy Kĩ thuật hoá học; Trường Sĩ quan Tăng thiết giáp đào tạo sĩ quan các chuyên ngành: Chỉ huy – Tham mưu Tăng thiết giáp, Chỉ huy Kĩ thuật Tăng thiết giáp; Trường Sĩ quan Không quân đào tạo sĩ quan các chuyên ngành: Chỉ huy – Tham mưu Không quân, Phi công phản lực, Phi công vận tải, Phi công trực thăng; Trường Sĩ quan Đặc công đào tạo sĩ quan các chuyên ngành: Đặc công Bộ, Đặc công Nước, Đặc công Biệt động.
III. CÔNG TÁC TUYỂN SINH, ĐÀO TẠO TRONG CÁC TRƯỜNG CÔNG AN NHÂN DÂN VIỆT NAM
1. Hệ thống nhà trường công an.
+Các học viện: Học viện An ninh nhân dân, Học viện Cảnh sát nhân dân, Học viện Chính trị Công an nhân dân và Học viện Quốc tế. Các trường đại học: Trường Đại học An ninh nhân dân, Trường Đại học Cảnh sát nhân dân, Trường Đại học Phòng cháy chữa cháy, Trường Đại học Kĩ thuật − Hậu cần Công an nhân dân.
Một số trường cao đẳng trong công an: Trường Cao đẳng An ninh nhân dân I, Trường Cao đẳng An ninh nhân dân II; Trường Cao đẳng Cảnh sát nhân dân I, Trường Cao đẳng Cảnh sát nhân dân II,…
2.Công tác tuyển sinh và đào tạo
Một số nội dung cơ bản về công tác tuyển sinh
+Đối tượng tuyển sinh: Công dân thường trú tại địa phương nơi đăng kí sơ tuyển; học sinh Trường Văn hoá (T11) và một số đối tượng khác (chiến sĩ nghĩa vụ công an tại ngũ, công dân hoàn thành nghĩa vụ tham gia công an nhân dân có quyết định xuất ngũ trong vòng 12 tháng tính đến tháng dự tuyển).
+Đăng kí sơ tuyển: Tất cả thí sinh dự tuyển vào các trường công an đều phải qua sơ tuyển, bảo đảm đủ tiêu chuẩn về chính trị bản thân và gia đình, văn hoá, độ tuổi, sức khoẻ theo quy định của Bộ Công Thí sinh là học sinh phổ thông mua hồ sơ và đăng kí sơ tuyển tại công an cấp quận, huyện, thị xã,... (gọi chung là cấp huyện). Thời gian đăng kí sơ tuyển và thời gian khám sức khoẻ theo quy định của Bộ Công an (hằng năm có hướng dẫn cụ thể).
+Phương thức tuyển sinh: Các học viện trường công an tổ chức tuyển sinh bằng phương thức: Xét tuyển, thi tuyển dựa trên đánh giá hồ sơ dự tuyển, kết quả kì thi đánh giá năng lực của Bộ Công an, kết quả kì thi tốt nghiệp Trung học phổ thông và những yêu cầu cụ thể về kiến thức, năng lực, phẩm chất của người học. Hằng năm, căn cứ vào tình hình thực tiễn để Bộ Công an xác định phương thức tuyển sinh và tỉ lệ xét tuyển theo từng phương thức cho phù hợp với đối tượng, chương trình đào tạo của từng trường.
Một số nội dung cơ bản về công tác đào tạo
+Các trường công an tổ chức tuyển sinh, đào tạo theo quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo, quy định của Bộ Công Học viên học tập trong các trường công an được trang bị những kiến thức cơ bản về lí luận chính trị, điều lệnh, bắn súng, thể lực,...
+Học viện An ninh nhân dân đào tạo các nhóm ngành Nghiệp vụ An ninh; Học viện Cảnh sát nhân dân đào tạo các nhóm ngành Nghiệp vụ Cảnh sát; Học viện Chính trị Công an nhân dân đào tạo ngành Xây dựng Đảng và chính quyền Nhà nước; Học viện Quốc tế đào tạo các ngành ngôn ngữ: Anh, Trung Quốc; Trường Đại học An ninh nhân dân (tuyển thí sinh phía nam tính từ thành phố Đà Nẵng trở vào) đào tạo các ngành tương tự như Học viện An ninh nhân dân; Trường Đại học Cảnh sát nhân dân (tuyển thí sinh phía nam tính từ thành phố Đà Nẵng trở vào) đào tạo các ngành tương tự như học viên tốt nghiệp Học viện Cảnh sát nhân dân; Trường Đại học Phòng cháy chữa cháy đào tạo các ngành Phòng cháy chữa cháy và cứu hộ cứu nạn; Trường Đại học Kĩ thuật – Hậu cần Công an nhân dân đào tạo các ngành Kĩ thuật – Hậu cần.
IV. TRÁCH NHIỆM CỦA GIA ĐÌNH, NHÀ TRƯỜNG VÀ CƠ QUAN TUYỂN SINH TRONG ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP QUÂN SỰ, CÔNG AN NHÂN DÂN
1.Trách nhiệm của gia đình và nhà trường
Gia đình, nhà trường phải thường xuyên làm tốt công tác tuyên truyền về truyền thống tốt đẹp của Quân đội, Công an nhân dân Việt Nam; định hướng cho HS theo học các ngành nghề quân sự và công an. Nhà trường phối hợp chặt chẽ với Ban Tuyển sinh quân sự, công an làm tốt công tác tuyên truyền, hướng nghiệp cho HS thi tuyển vào các trường quân đội và công an.
2.Trách nhiệm của cơ quan tuyển sinh
+ Ban Tuyển sinh quân sự, công an cấp huyện tham mưu cho cấp uỷ, chỉ huy đơn vị, xây dựng kế hoạch, nội dung tuyên truyền, đồng thời phối hợp với các trường Trung học phổ thông trên địa bàn tổ chức tuyên truyền, hướng nghiệp, tuyển sinh vào các trường quân đội, công Ban Tuyển sinh quân sự, công an thông tin về truyền thống của Quân đội, Công an nhân dân Việt Nam; giới thiệu về hệ thống các nhà trường quân đội, công an; tư vấn, hướng dẫn về các ngành, nghề, thời gian đào tạo; đối tượng, tiêu chuẩn, phương thức tuyển sinh; thời gian, thủ tục, hồ sơ đăng kí sơ tuyển, xét tuyển; các chế độ ưu tiên; quyền lợi, nghĩa vụ của học viên khi trúng tuyển vào các trường quân đội, công an và giải đáp những thắc mắc của HS về các nội dung liên quan tới tuyển sinh vào các trường quân đội và công an.
+ Cùng với việc đẩy mạnh tuyên truyền, sau khi nhận hồ sơ đăng kí sơ tuyển, Ban Tuyển sinh quân sự, công an cấp huyện phân công cán bộ thẩm tra, xác minh, làm rõ những vấn đề về lí lịch chính trị, thành phần kinh tế, quan hệ xã hội,... của gia đình và bản thân người dự tuyển đảm bảo theo đúng quy định.
Điện thoại: 0918. 154511 - hoặc: 0977. 120048
Email: vutuantrinh@moet.edu.vn hoặc trinhvt@leloi.sgdbinhduong.edu.vn
Địa chỉ: Số 03, đường Tân Thành 37, khu phố 5, Thị trấn Tân Thành, huyện Bắc Tân Uyên, tỉnh Bình Dương.