Điện thoại: 0918154511 - Email: vutuantrinh@moet.edu.vn hoặc trinhvt@leloi.sgdbinhduong.edu.vn
banner_thang_11abanner_thang_11bb28-9-2023do_qpbanner_thang_11cbanner_thang_11d
CHÀO MỪNG BẠN ĐẾN VỚI WEBSITE CÁ NHÂN CỦA THẦY VŨ TUẤN TRÌNH TRƯỜNG THPT LÊ LỢI - BẮC TÂN UYÊN - BÌNH DƯƠNG. CHÚC BẠN CÓ NHỮNG GIÂY PHÚT THẬT THÚ VỊ!

Hướng dẫn tự học bài 1 (Lớp 11 sách Kết nối tri thức)

Mở đầu
Mở đầu trang 5 GDQP 11: Ngày 19/9/1954, trong buổi nói chuyện với cán bộ, chiến sĩ Đại đoàn quân Tiên phong, Bác Hồ đã căn dặn: “Các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”. Em hãy nêu ý nghĩa của câu nói đó.
Lời giải:
- Lời căn dặn của chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ khẳng định công lao to lớn của các thế hệ cha ông trong quá trình đấu tranh dựng nước và giữ nước; mà còn nhắc nhở toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta phải nêu cao ý thức trong việc phát huy truyền thống yêu nước, có trách nhiệm bảo vệ Tổ quốc, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.
Khám phá

II. Một số nội dung về chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Câu hỏi trang 6 GDQP 11: Biên giới quốc gia trên đất liền, biên giới quốc gia trên biển, biên giới quốc gia trong lòng đất và biên giới quốc gia trên không được xác định như thế nào?
Lời giải:
- Biên giới quốc gia trên đất liền được hoạch định và đánh dấu trên thực địa bằng hệ thống mốc quốc giới.
- Biên giới quốc gia trên biển được hoạch định và đánh dấu bằng các toạ độ trên hải đồ, là ranh giới phía ngoài lãnh hải của đất liền, lãnh hải của đảo, lãnh hải của quần đảo của Việt Nam được xác định theo Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 và các Điều ước quốc tế giữa Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và các quốc gia hữu quan).
- Biên giới quốc gia trong lòng đất là mặt thẳng đứng từ biên giới quốc gia trên đất liền và biên giới quốc gia trên biển xuống lòng đất.
- Biên giới quốc gia trên không là mặt thẳng đứng từ biên giới quốc gia trên đất liền và biên giới quốc gia trên biển lên vùng trời.
III. Một số nội dung công ước Liên hợp quốc về luật biển năm 1982 và luật biển Việt Nam

Câu hỏi trang 8 GDQP 11: Đảo Song Tử Tây thuộc quần đảo nào của nước ta ?
Lời giải:
Nội dung đang được cập nhật ...
Câu hỏi trang 9 GDQP 11:Em hãy vẽ sơ đồ vùng biển Việt Nam.
Lời giải:
(*) Sơ đồ tham khảo
Em hãy vẽ sơ đồ vùng biển Việt Nam

Luyện tập

Luyện tập 1 trang 10 GDQP 11: Mục tiêu, quan điểm của Đảng về bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong tình hình mới là gì?
Lời giải:
- Mục tiêu
+ Bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc;
+ Bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân, chế độ xã hội chủ nghĩa, nền văn hoá và lợi ích quốc gia - dân tộc;
+ Giữ vững môi trường hoà bình, ổn định chính trị, an ninh quốc gia, an ninh con người;
+ Xây dựng xã hội trật tự, kỉ cương, an toàn, lành mạnh để phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
- Quan điểm
+ Giữ vững sự lãnh đạo trực tiếp, tuyệt đối về mọi mặt của Đảng đối với sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc.
+ Kiên định mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Giữ vững môi trường hoà bình, ổn định để phát triển kinh tế - xã hội là lợi ích cao nhất của đất nước.
+ Kết hợp chặt chẽ hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Phát huy cao nhất sức mạnh của dân tộc kết hợp với sức mạnh thời đại. Phát huy mạnh mẽ nội lực là nhân tố quyết định; đồng thời, tranh thủ tối đa mọi thuận lợi từ bên ngoài.
+ Xây dựng sức mạnh tổng hợp của đất nước về chính trị, tư tưởng, kinh tế, xã hội, văn hoá, quốc phòng, an ninh, đối ngoại. Phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc, của cả hệ thống chính trị, dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lí của Nhà nước, lực lượng vũ trang làm nòng cốt.
+ Quán triệt đường lối độc lập, tự chủ; đồng thời chủ động, tích cực hội nhập quốc tế. Kiên trì chính sách đối ngoại rộng mở, đa phương hoá, đa dạng hoá.
+ Vận dụng đúng đắn quan điểm về đối tác, đối tượng: những ai tôn trọng độc lập, chủ quyền, thiết lập và mở rộng quan hệ hữu nghị, hợp tác bình đẳng, cùng có lợi với Việt Nam đều là đối tác; bất kì thế lực nào có âm mưu và hành động chống phá mục tiêu của Nhà nước ta trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đều là đối tượng của chúng ta.
Luyện tập 2 trang 10 GDQP 11
: Theo Luật Biên giới quốc gia năm 2003, những hành vi nào bị nghiêm cấm?

Lời giải:
- Những hành vi bị nghiêm cấm theo Luật Biên giới quốc gia năm 2003 là:
+ Xê dịch, phá hoại mốc quốc giới; làm sai lệch, chệch hướng đi của đường biên giới quốc gia, làm thay đổi dòng chảy tự nhiên của sông, suối biên giới; gây hư hại mốc quốc giới.
+ Phá hoại an ninh, trật tự, an toàn xã hội ở khu vực biên giới; xâm canh, xâm cư ở khu vực biên giới; phá hoại công trình biên giới.
+ Làm cạn kiệt nguồn nước, gây ngập úng, gây ô nhiễm môi trường, xâm phạm tài nguyên thiên nhiên và lợi ích quốc gia.
+ Qua lại trái phép biên giới quốc gia, buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá, tiền tệ, vũ khí, ma tuý, chất nguy hiểm cháy, nổ qua biên giới quốc gia; vận chuyển qua biên giới quốc gia văn hoá phẩm độc hại và các loại hàng hoá khác mà Nhà nước cấm nhập khẩu, xuất khẩu.
+ Bay vào khu vực cấm bay; bắn, phỏng, thả, đưa qua biên giới quốc gia trên không phương tiện bay, vật thể, các chất gây hại hoặc có nguy cơ gây hại cho quốc phòng, an ninh, kinh tế, sức khoẻ nhân dân, môi trường, an toàn hàng không và trật tự, an toàn xã hội ở khu vực biên giới.
+ Các hành vi khác vi phạm pháp luật về biên giới quốc gia.
Luyện tập 3 trang 10 GDQP 11
: Nêu khái niệm đường cơ sở, nội thuỷ, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa, đảo và quần đảo.

Lời giải:
- Đường cơ sở: dùng để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam, là đường cơ sở thẳng đã được Chính phủ công bố.
- Nội thuỷ: Là vùng nước tiếp giáp với bờ biển, ở phía trong đường cơ sở và là bộ phận lãnh thổ của Việt Nam.
- Lãnh hải: Là vùng biển có chiều rộng 12 hải lí tính từ đường cơ sở ra phía biển. Ranh giới ngoài của lãnh hải là biên giới quốc gia trên biển của Việt Nam.
- Vùng tiếp giáp lãnh hải: Là vùng biển tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt Nam, có chiều rộng 12 hải lí tính từ ranh giới ngoài của lãnh hải.
- Vùng đặc quyền kinh tế: Là vùng biển tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt Nam, hợp với lãnh hải thành một vùng biển có chiều rộng 200 hải lí tính từ đường cơ sở.
- Thềm lục địa: Là vùng đáy biển và lòng đất dưới đáy biển, tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt Nam, trên toàn bộ phần kéo dài tự nhiên của lãnh thổ đất liền, các đảo và quần đảo của Việt Nam cho đến mép ngoài của rìa lục địa. Ranh giới ngoài thềm lục địa cách đường cơ sở không quá 350 hải lí.
- Đảo: Là vùng đất tự nhiên có nước bao bọc, khi thuỷ triều lên vùng đất này vẫn ở trên mặt nước.
- Quần đảo: Là một tập hợp các đảo, bao gồm cả bộ phận của các đảo, vùng nước tiếp liền và các thành phần tự nhiên khác có liên quan chặt chẽ với nhau.
Vận dụng

Vận dụng 1 trang 10 GDQP 11: Thái cùng các bạn trong lớp đi tham quan cột mốc biên giới. Một bạn trong lớp có ý định vượt mốc giới sang nước bạn để hái hoa rừng. Trong trường hợp này, Thái sẽ khuyên bạn như thế nào?
Lời giải:
- Trong trường hợp này, Thái nên khuyên các bạn trong lớp: không nên thực hiện hành vi vượt mốc giới sang nước bạn để hái hoa rừng. Vì: đây là hành vi bị nghiêm cấm theo Luật Biên giới quốc gia năm 2003.
Vận dụng 2 trang 10 GDQP 11
: Sưu tầm một câu chuyện về tấm gương anh hùng lực lượng vũ trang trong bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Lời giải:
(*) Tham khảo: Câu chuyện về trận hải chiến bảo vệ quần đảo Trường Sa năm 1988
Mỗi năm, cứ đến ngày 14/3, cả nước lại tổ chức tưởng niệm những người lính đã hy sinh xương máu của mình trong trận hải chiến bảo vệ đảo Gạc Ma (thuộc quần đảo Trường Sa) năm 1988.  Tại khu vực đá Gạc Ma, sáng ngày 14/3, từ tàu HQ-604 (của Việt Nam) đang thả neo tại Gạc Ma làm nhiệm vụ xây dựng, Trần Đức Thông, Lữ đoàn phó Lữ đoàn 146, phát hiện thấy bốn chiếc tàu lớn của Trung Quốc đang tiến lại gần. Tổ 3 người gồm thiếu uý Trần Văn Phương và hai chiến sĩ Nguyễn Văn Tư, Nguyễn Văn Lanh được cử lên đá bảo vệ lá cờ Việt Nam đang tung bay trên đá Gạc Ma. Phía Trung Quốc cử hai xuồng chở tám lính có vũ khí lao thẳng về phía đá. Chỉ huy Trần Đức Thông ra lệnh cho các thủy thủ từ tàu 604 tiến về bảo vệ để hình thành tuyến phòng thủ, không cho đối phương tiến lên. Khoảng 6h sáng, Hải quân Trung Quốc thả ba thuyền nhôm và bốn mươi quân đổ bộ lên đá giật cờ Việt Nam. Hạ sĩ Nguyễn Văn Lanh bị lê đâm và bắn bị thương. Thiếu úy Trần Văn Phương bị bắn tử thương. Lúc 7 giờ 30 phút, Trung Quốc dùng hai chiến hạm bắn pháo 100 mm vào tàu 604, làm tàu bị hỏng nặng. Hải quân Trung Quốc cho quân xông về phía tàu Việt Nam. Thuyền trưởng Vũ Phi Trừ chỉ huy đánh trả quyết liệt, buộc đối phương phải nhảy xuống biển bơi trở về tàu. Hải quân Việt Nam vừa chiến đấu, vừa tổ chức băng bó, cứu chữa thương binh và hỗ trợ các chiến sĩ bảo vệ cờ. Trung Quốc tiếp tục nã pháo, tàu 604 của Việt Nam bị thủng nhiều lỗ và chìm dần xuống biển. Vũ Phi Trừ - thuyền trưởng, Trần Đức Thông - lữ đoàn phó Lữ đoàn 146, cùng một số thủy thủ trên tàu đã hy sinh cùng tàu 604 ở khu vực đá Gạc Ma.
Tại đá Cô Lin, 6h, tàu HQ-505 của Việt Nam đã cắm hai lá cờ trên đá. Khi thấy tàu 604 của Việt Nam bị chìm, thuyền trưởng tàu HQ-505, Vũ Huy Lễ ra lệnh nhổ neo cho tàu ủi bãi. Phát hiện tàu HQ-505 đang lên bãi, 2 tàu của Trung Quốc quay sang tiến công tàu 505. Khi tàu HQ-505 trườn lên được hai phần ba thân tàu lên đá thì bốc cháy.
8h15, thủy thủ tàu HQ-505 vừa triển khai lực lượng dập lửa cứu tàu, bảo vệ đá, và đưa xuồng đến cứu thủy thủ tàu 604 bị chìm ở phía bãi Gạc Ma ngay gần đó. Hành động dũng cảm ủi bãi của thuyền trưởng Vũ Huy Lễ và đồng đội đã giữ được đá Cô Lin.
Tại đá Len Đao, 8 giờ 20 phút ngày 14 tháng 3, Hải quân Trung Quốc bắn mãnh liệt vào tàu HQ-605 của Hải quân Việt Nam. Tàu 605 bị bốc cháy và chìm lúc 6 giờ ngày 15 tháng 3. Thượng uý Nguyễn Văn Chương và trung uý Nguyễn Sĩ Minh tổ chức đưa thương binh và chiến sĩ về tàu 505 (sau khi bị bắn cháy nằm trên đá Cô Lin). Thi hài các chiến sĩ Trần Văn Phương, Nguyễn Văn Tư, cùng các thương binh nặng được đặt trên xuồng. Số người còn sức một tay bám thành xuồng một tay làm mái chèo đưa xuồng về đến đá Cô Lin.
Khoảng một tháng sau trận hải chiến tại Gạc Ma, Hải quân Việt Nam đưa ba mươi lăm công binh và bảy thủy binh cùng vật liệu xây dựng bí mật đổ bộ trong đêm lên đá Len Đao xây nhà đánh dấu chủ quyền. Lặp lại kịch bản Gạc Ma, trong ngày Trung Quốc đưa bảy tàu chiến và nhiều xuồng nhỏ bao vây uy hiếp số quân Việt Nam trên đá. Tuy nhiên lần này Việt Nam cho bảy máy bay chiến đấu từ đất liền bay ra phía đá hỗ trợ nên số tàu chiến của Trung Quốc tản ra, đụng độ không nổ ra, phía Việt Nam giữ được đá và hoàn thành việc xây dựng nhà trên đá. Như vậy là Quân Đội nhân dân Việt Nam đã bảo vệ thành công Cô Lin và Len Đao trước âm mưu xâm chiếm lãnh thổ bằng vũ lực của Trung Quốc.

In bài viết
Đăng ký | Đăng nhập

Email / Điện thoại

Mật khẩu

Nhớ mật khẩu | Quên mật khẩu

VŨ TUẤN TRÌNH

Điện thoại: 0918. 154511 - hoặc: 0977. 120048
Email: vutuantrinh@moet.edu.vn hoặc trinhvt@leloi.sgdbinhduong.edu.vn 
Địa chỉ: Số 03, đường Tân Thành 37, khu phố 5, Thị trấn Tân Thành, huyện Bắc Tân Uyên, tỉnh Bình Dương.

1
Bạn cần hỗ trợ?