BÀI 6:
KĨ THUẬT BẮN SÚNG TIỂU LIÊN AK
Câu 1: Xác định góc bắn và hướng bắn cho súng để đưa quỹ đạo đường đạn đi qua điểm định bắn trúng trên mục tiêu là
A.Đường ngắm cơ bản.
B.Ngắm bắn.
C.Đường ngắm đúng.
D.Điểm ngắm đúng.
Câu 2: Điểm ngắm đúng là
A.Điểm được xác định trước sao cho khi ngắm vào điểm đó để bắn thì quỹ đạo đường đạn đi qua điểm định bắn trúng trên mục tiêu.
B.Đường được đóng vào điểm ngắm đã xác định (kí hiệu là D) với điều kiện mặt súng thăng bằng.
C.Đường thẳng từ mắt người ngắm (kí hiệu là A) qua điểm chính giữa mép trên khe ngắm (kí hiệu là B) đến D.điểm chính giữa mép trên đầu ngắm (kí hiệu là C).
Xác định góc bắn và hướng bắn để quỹ đạo đường đạn đi qua điểm định bắn trúng trên mục tiêu.
Câu 3: Có bao nhiêu định nghĩa về ngắm bắn ?
A.4.
B.6.
C.2.
D.3.
Câu 4: Khi đường ngắm cơ bản đã chính xác và đã có điểm ngắm đúng, khi bắn điểm chạm trên mục tiêu bị lệch và thấp về một bên. Tại sao lại như vậy ?
A.Vì đường ngắm sai.
B.Vì hồi hộp.
C.Vì mặt súng không thăng bằng.
D.Vì tay rung.
Câu 5: Ngắm sai đường ngắm cơ bản điểm chạm sẽ
A.Không trúng mục tiêu.
B.Lệch về bên phải.
C.Thấp hơn.
D.Vừa thấp vừa lệch trái hoặc phải.
Câu 6: Có mấy động tác bắn tại chỗ của súng tiểu liên AK ?
A.2.
B.6.
C.3.
D.4.
Câu 7: Động tác bắn tại chỗ của súng tiểu liên AK gồm:
A.Nằm bắn, quỳ bắn, đứng bắn.
B.Đứng bắn, ngồi bắn.
C.Đứng bắn, quỳ bắn, ngồi bắn.
D.Nằm bắn, quỳ bắn.
Câu 8: Ở cấp THPT, các em đã được học động tác bắn tại chỗ của súng tiểu liên AK. Đó là động tác gì ?
A.Đứng bắn.
B.Ngồi bắn.
C.Nằm bắn.
D.Quỳ bắn.
Câu 9: Động tác nằm bắn không tì thường vận dụng trong
A.Điều kiện gần địch, địa hình có vật che đỡ, che khuất, cao ngang tầm người nằm.
B.Điều kiện xa địch, địa hình có vật che đỡ, che khuất, cao ngang tầm người nằm.
C.Điều kiện gần địch, địa hình có vật che khuất, thấp ngang tầm người nằm.
D.Điều kiện xa địch, địa hình có vật che khuất, thấp ngang tầm người nằm.
Câu 10: Động tác nằm bắn không tì có khẩu lệnh
A.“ Chuẩn bị ”.
B.“ Nằm bắn ”.
C.“ chuẩn bị bắn ”.
D.“ Nằm chuẩn bị bắn ”.
Câu 11: Động tác nằm bắn không tì gồm mấy động tác chính
A.4
B.5
C.3
D.6
Câu 12: Sau khi nghe dứt khẩu lệnh “động tác chuẩn bị bắn”, người bắn về tư thế đứng nghiêm, xách súng, sau đó thực hiện bao nhiêu cử động và động tác nào:
A.4 cử động và động tác ngắm.
B.3 cử động và động tác lắp đạn.
C.3 cử động và động tác ngắm.
D.4 cử động và động tác lắp đạn.
Câu 13: Trong động tác bắn có những động tác nào?
A.Động tác giương súng, động tác lấy thước ngắm, động tác ngắm, động tác bóp cò.
B.Động tác giương súng, động tác ngắm, động tác lấy thước ngắm, động tác bóp cò.
C.Động tác lấy thước ngắm, động tác giương súng, động tác ngắm, động tác bóp cò.
D.Động tác ngắm, động tác lấy thước ngắm, động tác giương súng, động tác bóp cò.
Câu 14: Khẩu lệnh: “Ngừng bắn” là động tác .
A.Thôi bắn.
B.Thôi bắn tạm thời.
C.Thôi bắn và đứng lên.
D.Thôi bắn hoàn toàn.
Câu 15: Khẩu lệnh: "Thôi bắn, tháo đạn, đứng dậy” là động tác.
A.Đứng lên.
B.Thôi bắn tạm thời.
C.Ngừng bắn.
D.Thôi bắn hoàn toàn.
Câu 16: Khái niệm động tác nằm bắn có tì.
A.Khi để súng lên vật tì, miệng nòng súng phải cao hơn vật tì và nhô ra phía trước ít nhất 5 cm.
B.Để súng lên vật tì, vật tì nhô ra phía trước và miệng nòng phải cao hơn vật tì 3 cm.
C.Khi để súng lên vật tì, vật tì nhô ra phía trước và miệng nòng phải cao hơn vật tì 5 cm.
D.Để súng lên vật tì, miệng nòng súng phải cao hơn vật tì và nhô ra phía trước ít nhất 3 cm.
Câu 17: Trong bài bắn mục tiêu cố định ban ngày bằng súng tiểu liên AK có mấy tập ngắm ?
A.2
B.1
C.4
D.3
Câu 18: Khi thực hành động tác tập ngắm chụm thì cần chuẩn bị
A.Bảng ngắm có kích thước 30 cm x 20 cm, cọc gỗ kích thước 4 cm x 3 cm, chiều dài toàn bộ của cọc 50 cm, dán hoặc kẹp một tờ giấy trắng có kích thước 20 cm x 30 cm lên mặt bảng ngắm.
B.Bảng ngắm có kích thước 20 cm x 10cm, cọc gỗ kích thước 2cm x 3cm, chiều dài toàn bộ của cọc 15 cm, dán hoặc kẹp một tờ giấy trắng có kích thước 30 cm x 30 lên mặt bảng ngắm.
C.Bảng ngắm có kích thước 20 cm x 30 cm, cọc gỗ kích thước 4 cm x 4 cm, chiều dài toàn bộ của cọc 55 cm, dán hoặc kẹp một tờ giấy trắng có kích thước 20 cm x 30 cm lên mặt bảng ngắm.
D.Bảng ngắm có kích thước 20 cm x 20 cm, cọc gỗ kích thước 3 cm x 3 cm, chiều dài toàn bộ của cọc 52 cm, dán hoặc kẹp một tờ giấy trắng có kích thước 10 cm x 30 cm lên mặt bảng ngắm.
Câu 19: Khi thực hành động tác ngắm chụm thì người tập thực hiện động tác
A.Nằm bắn, tháo hộp tiếp đạn đặt bên trái, súng đặt dưới đất, một tay chống cầm, một tay điều chỉnh súng, ngắm vào mép dưới vòng tròn đen trên bia đồng tiền, giữ nguyên đường ngắm và hô "Được".
B.Nằm bắn, tháo hộp tiếp đạn đặt bên phải, súng đặt chắc chắn trên bao cát ở bệ bắn, một tay chống cầm, một tay điều chỉnh súng lấy đường ngắm cơ bản, ngắm vào mép dưới vòng tròn đen trên bia đồng tiền, giữ nguyên đường ngầm và hô "Được".
C.Nằm bắn, tháo hộp tiếp đạn đặt bên trái, súng đặt chắc chắn trên bao cát ở bệ bắn, một tay chống cầm, một tay điều chỉnh súng, ngắm vào mép dưới vòng tròn đen trên bia đồng tiền, giữ nguyên đường ngầm và hô "Được".
D.Nằm bắn, tháo hộp tiếp đạn đặt bên phải, súng đặt dưới đất, một tay chống cầm, một tay điều chỉnh súng lấy đường ngắm cơ bản, ngắm vào mép dưới vòng tròn đen trên bia đồng tiền, giữ nguyên đường ngắm và hô "Được".
Câu 20: Khi thực hành động tác ngắm chụm thì người phục vụ phải
A.Cầm bảng ngắm cách bệ bắn 20 m, sau đó ngồi ở bên phải hoặc bên trái bảng ngắm, một tay cầm bia đồng tiền đặt sát mặt bảng ngắm và giữ cố định để người tập lấy đường ngắm, tay còn cầm bút chì để đánh dấu kết quả của người tập.
B.Cầm bảng ngắm chắc chắn cách bệ băn 5 m, sau đó ngồi ở bên phải hoặc bên trái bảng ngắm, một tay cầm bia đặt sát mặt bảng ngắm và giữ cố định để người tập lấy đường ngắm, tay còn lại cầm bút chì để đánh dấu kết quả của người tập.
C.Cầm bảng ngắm chắc chắn cách bệ bắn 15 m, sau đó để ngồi ở bên phải hoặc bên trái bảng ngắm, một tay cầm bia đồng tiền đặt sát mặt bảng ngắm và giữ cố định để người tập lấy đường ngắm, tay còn cầm bút chì để đánh dấu kết quả của người tập.
D.Cầm bảng ngắm chắc chắn cách bệ bắn 10 m, sau đó ngồi ở bên phải hoặc bên trái bảng ngắm, một tay cầm bia đồng tiền đặt sát mặt bảng ngắm và giữ cố định để người tập lấy đường ngắm, tay còn cầm bút chì để đánh dấu kết quả của người tập.
Câu 21: Động tác ngắm chụm thực hiện như thế nào ?
A.Như tập ngắm chụm, trước khi người tập thực hành ngắm, người bắn giới lấy đường ngắm vào mép dưới vòng tròn đen trên bia đồng tiền. Khi lấy xong đường ngắm đúng thì hô "Được" và đứng dậy.
B.Khác với tập ngắm chụm, trước khi thực hành ngắm, người bắn giới lấy đường ngắm đúng vào mép dưới vòng tròn trên bia đồng tiền. Khi lấy xong đường ngắm đúng thì hô "Được" và đứng dậy.
C.Như tập ngắm chụm, trước khi người tập thực hành ngắm, người bắn giới lấy đường ngắm đúng vào mép dưới vòng tròn đen trên bia đồng tiền. Khi lấy xong đường ngắm đúng thì hô "Được", giữ nguyên đường ngắm, đứng dậy.
D.Khác với tập ngắm chụm, trước khi người tập thực hành ngắm, người bắn giới lấy đường ngắm đúng vào mép dưới vòng tròn đen trên bia đồng tiền. Khi lấy xong đường ngắm đúng thì hô "Được", giữ nguyên đường ngắm, đứng dậy.
Câu 22: Khi thực hành động tác tập ngắm chụm thì người tập ngắm đủ mấy lần.
A.2
B.3
C.1
D.4
Câu 23: Ý nghĩa tập bắn vào mục tiêu bia số 4.
A.Tập bắn vào mục tiêu bia số 4 nhằm rèn luyện khả năng bắn trúng vào các mục tiêu cố định ban ngày và rèn luyện tâm lí, thể lực, cùng có mềm tin vào vũ khí cho người bắn, làm cơ sở để người bắn vận dụng vào quá trình học tập và chiến đấu sau này.
B.Tập bắn vào mục tiêu bia số 4 nhằm rèn luyện khả năng bắn trúng, chụm vào các mục tiêu cố định ban đêm và rèn luyện tâm lí, bản lĩnh, thể lực, cùng có mềm tin vào vũ khí cho người bắn, là cơ sở để người bắn vận dụng vào quá trình học tập, huấn luyện và chiến đấu sau này.
C.Tập bắn vào mục tiêu bia số 4 nhằm rèn luyện khả năng bắn trúng, chụm vào các mục tiêu cố định ban ngày và rèn luyện tâm lí, bản lĩnh, thể lực, cùng có mềm tin vào vũ khí cho người bắn, là cơ sở để người bắn vận dụng vào quá trình học tập, huấn luyện và chiến đấu sau này.
D.Tập bắn vào mục tiêu bia số 4 nhằm rèn luyện khả năng bắn trúng, chụm vào các mục tiêu cố định ban đêm và rèn luyện tâm lí, bản lĩnh, thể lực, cùng có mềm tin vào vũ khí cho người bắn, là cơ sở để người bắn vận dụng vào quá trình học tập, huấn luyện và chiến đấu sau này.
Câu 24: Đặc điểm tập bắn vào mục tiêu bia số 4.
A.Mục tiêu nhỏ, có vòng tính điểm, bố trí cố định, mặt bia in hình tên địch cầm súng màu đen loang lổ, khó xác định chính xác điểm ngắm đúng, thời gian bắn hạn chế, đòi hỏi người bắn phải có kĩ năng quan sát tốt, thao tác nhanh, chính xác động tác bắn, đối với người bắn lần đầu tiên thường có tâm lí sợ tiếng nổ, lo lắng đến thành tích.
B.Mục tiêu nhỏ, có vòng tính điểm, bố trí không cố định, mặt bia in hình tên địch cầm súng màu đen loang lổ, khó xác định chính xác điểm ngắm đúng, thời gian bắn không hạn chế, đòi hỏi người bắn phải có kĩ năng quan sát tốt, thao tác nhanh, chính xác động tác bắn, đối với người bắn lần đầu tiên thường có tâm lí sợ tiếng nổ, lo lắng đến thành tích.
C.Mục tiêu nhỏ, có vòng tính điểm, bố trí cố định, mặt bia in hình tên địch cầm súng màu đen loang lổ, dễ xác định chính xác điểm ngắm đúng, thời gian bắn hạn chế, đòi hỏi người bắn phải có kĩ năng quan sát tốt, thao tác nhanh, chính xác động tác bắn, đối với người bắn lần đầu tiên thường có tâm lí sợ tiếng nổ, lo lắng đến thành tích.
D.Mục tiêu nhỏ, có vòng tính điểm, bố trí không cố định, mặt bia in hình tên địch cầm súng màu đen loang lổ, dễ xác định chính xác điểm ngắm đúng, thời gian bắn hạn chế, đòi hỏi người bắn phải có kĩ năng quan sát tốt, thao tác nhanh, chính xác động tác bắn, đối với người bắn lần đầu tiên thường có tâm lí sợ tiếng nổ, lo lắng đến thành tích.
Câu 25: Tập bắn vào mục tiêu bia số 4 thì cách chọn thước ngắm, điểm ngắm như thế nào ?
A.Nếu chọn thước ngắm 1 thì điểm ngắm là tâm vòng 10 (ở giữa mặt tên địch). Nếu chọn thước ngắm 2 thì điểm ngắm thấp hơn tâm vòng 10 là 28 cm (ở điểm chính giữa mép dưới của khung bia) Nếu chọn thước ngắm 3 thì điểm ngắm thấp hơn tâm vòng 10 là 12 cm (ở mu bàn tay tên địch).
B.Nếu chọn thước ngắm 1 thì điểm ngắm thấp hơn tâm vòng 10 là 28 cm (ở điểm chính giữa mép dưới của khung bia). Nếu chọn thước ngắm 2 thì điểm ngắm là tâm vòng 10 (ở giữa mặt tên địch). Nếu chọn thước ngắm 3 thì điểm ngắm thấp hơn tâm vòng 10 là 12 cm (ở mu bàn tay tên địch).
C.Nếu chọn thước ngắm 1 thì điểm ngắm thấp hơn tâm vòng 10 là 12 cm (ở mu bàn tay tên địch). Nếu chọn thước ngắm 2 thì điểm ngắm là tâm vòng 10 (ở giữa mặt tên địch). Nếu chọn thước ngắm 3 thì điểm ngắm thấp hơn tâm vòng 10 là 28 cm (ở điểm chính giữa mép dưới của khung bia).
D.Nếu chọn thước ngắm 1 thì điểm ngắm là tâm vòng 10 (ở giữa mặt tên địch). Nếu chọn thước ngắm 2 thì điểm ngắm thấp hơn tâm vòng 10 là 12 cm (ở mu bàn tay tên địch). Nếu chọn thước ngắm 3 thì điểm ngắm thấp hơn tâm vòng 10 là 28 cm (ở điểm chính giữa mép dưới của khung bia).
Câu 26: Trong điều kiện gần địch thường sử dụng động tác nằm bắn nào ?
A.Nằm bắn có tì.
B.Bắn tại chỗ.
C.Nằm bắn không tì.
D.Đi khom thấp.
Câu 27: Súng tiểu liên AK là loại súng gì ?
A.Súng trường tấn công.
B.Súng trường chiến đấu.
C.Súng carbine bán tự động.
D.Súng carbine.
Câu 28: súng tiểu liên ak có tầm bắn lý thuyết bao nhiêu m ?
A.100 m.
B.2000 m.
C.200 m.
D.1000 m.
Câu 29: Sơ tốc đầu nòng của súng tiểu liên AK là bao nhiêu ?
A.613 m/s.
B.812 m/s.
C.516 m/s.
D.715 m/s.
Câu 30: Sắp tới, sẽ có hội thao "Giáo dục quốc phòng và an ninh” do trường tổ chức, trong đó có nội dung thi bắn súng tiểu liên AK. Theo em, cần luyện tập các động tác, kĩ thuật nào đề thi bắn súng tiểu liêu AK đạt điểm cao?
A.Động tác trườn bắn. Tập ngắm chụm, ngắm trúng. Tập bắn vào mục tiêu bia số 4.
B.Động tác nằm bắn. Tập ngắm chụm, ngắm trúng, chụm. Tập bắn vào mục tiêu bia số 4.
C.Động tác đứng bắn. Tập ngắm chụm, ngắm trúng, chụm. Tập bắn vào mục tiêu bia số 4.
D.Động tác lê bắn. Tập ngắm chụm, ngắm trúng. Tập bắn vào mục tiêu bia số 4.
Điện thoại: 0918. 154511 - hoặc: 0977. 120048
Email: vutuantrinh@moet.edu.vn hoặc trinhvt@leloi.sgdbinhduong.edu.vn
Địa chỉ: Số 03, đường Tân Thành 37, khu phố 5, Thị trấn Tân Thành, huyện Bắc Tân Uyên, tỉnh Bình Dương.