BÀI 5:
TRUYỀN THỐNG VÀ NGHỆ THUẬT ĐÁNH GIẶC GIỮ NƯỚC CỦA ĐỊA PHƯƠNG
Câu 1: Lực lượng vũ trang ở địa phương gồm những thành phần nào ?
A. 3
B. 7
C. 5
D. 4
Câu 2 : Là một thành phần của Quân đội nhân dân Việt Nam, được tổ chức ở cấp tỉnh (thành phố trực thuộc trung ương), quận, huyện, thị xã là của thành phần lực lượng vũ trang nào ?
A. Bộ đội địa phương.
B. Dân quân tự vệ.
C. Dự bị động viên.
D. Công an cấp tỉnh, huyện và cấp xã.
Câu 3: Bộ đội địa phương do ai trực tiếp chỉ huy ?
A. Do chính phủ trực tiếp chỉ huy.
B. Do cơ quan quân sự địa phương chỉ huy.
C. Do chính quyền địa phương chỉ huy.
D. Do lãnh đạo của huyện chỉ huy.
Câu 4: Thành phần lực lượng vũ trang nào được sự phối hợp của dân quân tự vệ, công an nhân dân trong đảm bảo an ninh chính trị địa phương trong thời bình ?
A. Dự bị động viên.
B. Cảnh sát cơ động.
C. Bộ đội biên phòng.
D. Bộ đội địa phương.
Câu 5: Dân quân tự vệ có chức năng gì ?
A. Vừa lao động sản xuất vừa chiến đấu và sẵn sàng chiến đấu.
B. Bảo vệ cuộc sống nhân dân địa phương.
C. Hỗ trợ cho chính quyền địa phương.
D. Giúp nhân dân lao động sản xuất.
Câu 6: Trong số các thành phần lực lượng vũ trang địa phương thì có những lực lượng nào quan trọng ?
A. Dân quân tự vệ, Công an cấp tỉnh, huyện và cấp xã, Quân đội nhân dân.
B. Dân quân tự vệ, Dự bị động viên, Bộ đội địa phương.
C. Dân quân tự vệ, Bộ đội Biên Phòng, Bộ đội địa phương.
D. Dân quân tự vệ, Bộ đội địa phương, Quân đội nhân dân.
Câu 7: Bộ đội biên phòng (ở vùng biên giới) là gì ?
A. Là lực lượng vũ trang nhân dân, thành phần của Quân đội nhân dân Việt Nam, là lực lượng nòng cốt, chuyên trách quản lí, bảo vệ biên giới quốc gia, khu vực biên giới.
B. Là lực lượng vũ trang nhân dân, thành phần của Bộ biên phòng, là lực lượng nòng cốt, chuyên trách quản lí, bảo vệ biên giới quốc gia, khu vực biên giới.
C. Là lực lượng vũ trang nhân dân, thành phần của Cơ quan chính phủ, là lực lượng nòng cốt, chuyên phụ trách bảo vệ biên giới, khu vực quốc gia.
D. Là lực lượng vũ trang nhân dân, thành phần Bộ đội địa phương, là lực lượng nòng cốt, chuyên phụ trách bảo vệ biên giới, khu vực quốc gia.
Câu 8: Dân quân tự vệ, Bộ đội biên phòng và Bộ đội địa phương đều thuộc thành phần nào ?
A. Chính quyền địa phương.
B. Quân đội nhân dân Việt Nam.
C. Bộ công an.
D. Bộ quốc phòng an ninh.
Câu 9: Lực lượng vũ trang địa phương có những truyền thống quan trọng nào ?
A. Tuyệt đối trung thành với Đảng, Nhà nước và nhân dân; Độc lập tự chủ, tự lực, tự cường, càng đánh càng mạnh; Kiên cường, dũng cảm, mưu trí, sáng tạo, lao động trong chiến đấu và lao động.
B. Tuyệt đối trung thành với Đảng, Nhà nước và nhân dân; Độc lập, Tự do; Gắn bó máu thịt với nhân dân.
C. Tuyệt đối trung thành với Đảng, Nhà nước và nhân dân; Đoàn kết, tận tình giúp đỡ nhân dân; Kiên cường, dũng cảm, mưu trí, tự lập, tự thủ.
D. Tuyệt đối trung thành với Đảng, Nhà nước và nhân dân; Độc lập tự chủ,tự lực, tự cường, càng đánh càng mạnh; Ý kiến nhân dân là ưu tiên hàng đầu.
Câu 10: Lực lượng vũ trang địa phương luôn kiên định con đường cách mạng của Đảng và Bác Hồ đã lựa chọn, kiên trì mấy nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ?
A. 6
B. 3
C.4
D.2
Câu 11: Quân đội nhân dân gồm những ai ?
A. Lục quân, Hải quân, Phòng không – Không quân, Biên phòng và Cảnh sát biển.
B. Lục quân, Hải quân, An ninh, Biên phòng và Cảnh sát biển.
C. Lục quân, Hải quân, Cảnh sát.
D. Lục quân, Phòng không – Không quân, An ninh.
Câu 12: Trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đã xảy ra diễn biến phức tạp gì ?
A. Không có sự hợp tác của nhân dân.
B. Các thế lực thù địch phản động ráo riết chống phá cách mạng Việt Nam.
C. Các nước lớn chống phá các hoạt động của cách mạng Việt Nam.
D. Nhân lực trong nước không có những ý kiến phù hợp, thường quấy phá các lực lượng làm việc.
Câu 13: Mục tiêu lý tưởng của Đảng, của giai cấp, của quân đội là gì ?
A. Chủ động, tăng cường hỗ trợ cho nhân dân, xây dựng chủ nghĩa mới.
B. Độc lập tự chủ cho nhân dân, hạnh phúc cho mọi người, xây dựng Chủ nghĩa xã hôi Việt Nam.
C. Độc lập tự do cho nhân dân, xây dựng lại chủ nghĩa xã hội.
D. Độc lập tự do cho Tổ quốc, hạnh phúc cho nhân dân, xây dựng thành công Chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
Câu 14: Dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự chỉ huy của chính quyền địa phương thì lực lưỡng vũ trang địa phương đang càng lớn mạnh về những cái gì ?
A. Số lượng, chất lượng, cách đánh.
B. Số lượng, chất lượng, vũ khí.
C. Vũ khí, cách đánh và trang bị.
D. Vũ khí, trang bị, cách đánh, số lượng, chất lượng.
Câu 15: Chủ động xây dựng lực lượng hùng mạnh, huấn luyện giỏi, sẵn sàng chiến đấu dể tránh thất bại gì ?
A. Thất bại chiến lược “ diễn biến hòa bình “.
B. Thất bại trước các thế lực thù địch.
C. Thất bại trước chiến lược tự chủ, tự cường.
D. Thất bại toàn diện về các lực lượng .
Câu 16: Những phẩm chất của lực lượng vũ trang địa phương là ?
A. Tinh thần yêu nước, kiên cường, bất khuất.
B.Tinh thần yêu nước, dũng cảm, bất khuất.
C. Kiên cường, dũng cảm, mưu trí, sáng tạo.
D. Kiên cường, nhân ái, mưu trí, sáng tạo, dũng cảm.
Câu 17: Ngày thành lập lực lượng vũ trang địa phương
A. 7/4/1949.
B. 28/4/1943.
C. 6/9/1957.
D. 12/12/1945.
Câu 18: Khẩu hiệu của lực lượng vũ trang địa phương là gì ?
A. Cán bộ, chiến sĩ vững mạnh thì cơ sở vững mạnh, cơ sở vững mặt thì toàn quân vững mạnh.
B. Không gì quý hơn độc lập tự do.
C. Quyết tâm chiến đấu vì màu cờ sắc áo.
D. Vững lòng dù có chuyện gì xảy ra.
Câu 20: Phong trào “ Ba sẵng sàng “ có ý nghĩa gì ?
A. Khơi dậy tinh thần yêu nước, đóng góp vào trận chiến Mỹ, tính sáng tạo và tinh thần cách mạng.
B. Khơi dậy tinh thần yêu nước, tính thẩm mỹ quá cao.
C. Tính sáng tạo và tinh thần cách mạng.
D. Lòng sẵn sàng, tinh thần yêu nước, lòng dũng cảm.
Câu 21: Anh hùng nào ngày đêm chèo đò đưa bộ đội vượt sông Nhật Lệ (Quảng Bình) trong sự đánh phá ác liệt của máy bay địch trong những năm 1954 – 1967 ?
A. Nguyễn Văn Trỗi.
B. Nguyễn Thị Suốt.
C. Phạm Minh Đức.
D. Nguyễn Văn Lập.
Câu 22: Cán bộ, lực lượng vũ trang địa phương đã thực hiện tốt bốn phương châm tại chỗ. Bốn phương châm này là gì ?
A. Chỉ huy tại chỗ; Đánh tại chỗ; Hậu cần tại chỗ; Lực lượng tại chỗ.
B. Chỉ huy tại chỗ; Lực lưỡng tại chỗ; Tập hợp tại chỗ; Phương tiện tại chỗ.
C. Chỉ huy tại chỗ; Lực lượng tại chỗ; Phương tiện tại chỗ; Hậu cần tại chỗ.
D. Chỉ huy tại chỗ; Thực hành tại chỗ; Phương tiện tại chỗ; Hậu cần tại chỗ.
Câu 23: Quan điểm của cán bộ, lực lượng vũ trang địa phương ?
A. Dân làm chủ, do dân và vì dân.
B. Làng giữ làng, xã giữ xã, huyện giữ huyện, tỉnh giữ tỉnh.
C. Nhân dân địa phương là ưu tiên hàng đầu.
D. Quyết chiến, quyết thắng.
Câu 24: Cách đánh sở trường của lực lượng vũ trang là gì ?
A. Cách đánh du kích, lấy ít địch nhiều, lấy yếu đánh mạnh.
B. Cách đánh trực diện, lấy ít địch nhiều, lấy yếu đánh mạnh.
C. Cách đánh du kích, lấy vũ khí, trang hiện đại, đánh nhanh thắng nhanh.
D. Cách đánh trực diện, đánh nhanh thắng nhanh.
Câu 25: Những hình thức tiêu biểu về chiến thuật và thủ đoạn chiến đấu của lực lượng vũ trang là ?
A. Du kích, trực diện, đánh đâu thắng đó.
B. Du kích, trực diện, đánh nhanh thắng nhanh.
C. Tập kích, phục kích, độn thổ, độn thủy.
D. Tập kích, phục kích, trực diện, đánh nhanh thắng nhanh.
Câu 26: Để duy trì cuộc chiến đấu lâu dài thì lực lượng vũ trang đã xây dựng căn cứ gì ?
A. Hầm bí mật.
B. Chiến hào.
C. Đường hầm.
D. Địa đạo kiên cố, hiểm hóc.
Câu 27: Là học sinh em cần làm gì để phát huy truyền thống của nhà trường và địa phương ?
A. Tích cực học tập, tìm hiểu về lịch sử; Biết ơn, trân trọng, cống hiến của thế hệ cha ông; Thường xuyên tuyên truyền lịch sử; Sẵn sàng tham gia nghĩa vụ quân sự, phục vụ Tổ quốc.
B. Tích cực học tập, tìm hiểu về lịch sử; Biết ơn, trân trọng, của các thầy cô giáo; Thường xuyên tuyên truyền lịch sử; Sẵn sàng tham gia nghĩa vụ quân sự, phục vụ Tổ quốc.
C. Tích cực học tập, tìm hiểu về lịch sử; Biết ơn, trân trọng, cống hiến của thế hệ cha ông; Hạn chế tuyên truyền lịch sử; Sẵn sàng tham gia nghĩa vụ quân sự, phục vụ Tổ quốc.
D. Tích cực học tập, tìm hiểu thước phim hành động; Biết ơn, trân trọng, cống hiến thế hệ cha ông; Thường xuyên tuyên truyền lịch sử; Sẵn sàng tham gia nghĩa vụ quân sự, phục vụ Tổ quốc.
Câu 28: “ Dân tộc Việt Nam nhất định phải được giải phóng, Muốn đánh chúng phải có lực lượng quân sự, phải có tổ chức “. Ai khẳng định?
A. Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
B. Chủ tịch Hồ Chí Minh.
C. Đại tướng Nguyễn Chí Thanh.
D. Đại tướng Phạm Văn Trà.
Câu 29: Theo luật mới, độ tuổi nam quân nhân chuyên nghiệp dự bị được xếp vào đơn vị dự bị động viên trong thời bình là bao nhiêu tuổi ?
A. Không quá 40 tuổi.
B. Trên 40 tuổi.
C. Không quá 35 tuổi.
D. Dưới 35 tuổi.
Câu 30: Nội dung nào dưới đây không đúng khi nói về đặc điểm của Dân quân tự vệ Việt Nam?
A. Do các địa phương tự tổ chức và chỉ có nghĩa vụ bảo vệ địa phương.
B. Là lực lượng vũ trang quần chúng không thoát li sản xuất, công tác.
C. Là một thành phần của lực lượng vũ trang .
D. Có truyền thống: trung thành với Đảng, nhà nước với nhân dân...
Điện thoại: 0918. 154511 - hoặc: 0977. 120048
Email: vutuantrinh@moet.edu.vn hoặc trinhvt@leloi.sgdbinhduong.edu.vn
Địa chỉ: Số 03, đường Tân Thành 37, khu phố 5, Thị trấn Tân Thành, huyện Bắc Tân Uyên, tỉnh Bình Dương.