Điện thoại: 0918154511 - Email: vutuantrinh@moet.edu.vn hoặc trinhvt@leloi.sgdbinhduong.edu.vn
banner_thang_11abanner_thang_11bb28-9-2023do_qpbanner_thang_11cbanner_thang_11d
CHÀO MỪNG BẠN ĐẾN VỚI WEBSITE CÁ NHÂN CỦA THẦY VŨ TUẤN TRÌNH TRƯỜNG THPT LÊ LỢI - BẮC TÂN UYÊN - BÌNH DƯƠNG. CHÚC BẠN CÓ NHỮNG GIÂY PHÚT THẬT THÚ VỊ!

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM (Bài 3 lớp 10 - Sách Kết nối tri thức)

BỘ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

Người soạn: Câu 1-20 (Đội tuyển 2022);  Câu 21-30: Nguyễn Thị Hoàn 11A4 (2023-2024)

Câu 1. Phân loại ma tuý dựa vào:

  1. Đặc điểm cấu trúc hoá học của chất ma tuý.
  2. Màu sắc của chất ma tuý .
  3. Độ độc hại của chất ma tuý.
  4. Đặc điểm cấu trúc hoá học và vật lý của chất ma tuý.

Câu 2. Ma tuý ảnh hưởng tới hệ hô hấp của con người như thế nào?

  1. Các chất ma túy kích thích hô hấp làm tăng tần số thở gây ức chế hô hấp.
  2. Các chất ma túy kích thích hô hấp làm giảm tần số thở gâp ức thế các tế bào máu trong cơ thể.
  3. Các chất ma túy kích thích hô hấp làm giảm tần số thở gây ức chế hô hấp.
  4. Các chất ma túy kích thích hô hấp giảm tần số thở gâp ức thế các tế bào máu trong cơ thể.

Câu 3. Bộ Luật hình sự 2015, sửa đổi năm 2017: Bộ luật này quy định về các tội phạm phòng chống ma tuý tại chương bao nhiêu, gồm mấy điều?

  1. Tại Chương XX, gồm 16 điều. B. Tại Chương XXV, gồm 13 điều.
  2. Tại Chương XXV, gồm 16 điều.
  3. Tại chương XX, gồm 13 điều.

Câu 4. Luật phòng chống ma tuý năm 2021 bao gồm mấy chương vào ,mấy điều?

  1. Gồm 18 Chương 55 điều.
  2. Gồm 8 Chương 55 điều.
  3. Gồm 8 Chương 65 điều.
  4. Gồm 18 Chương 65 điều.

Câu 5. Cộng đồng nơi người nghiện ma tuý cư trú có trách nhiệm:

  1. Động viên, giúp đỡ người nghiện ma tuý.
  2. Phối hợp với cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan hỗ trợ người nghiện ma tuý trong quá trình cai nghiện ma tuý, quản lí sau cai nghiện ma tuý và hoà nhập cộng đồng.
  3. Theo dõi, giám sát chặt chẽ người nghiện ma tuý.
  4. Cả A và B. 

Câu 6. “Luật xử lí vi phạm hành chính năm 2012: Phần thứ ba của Luật” này có mấy chương và mấy điều?

  1. 4 chương 29 điều.
  2. 5 chương 28 điều.
  3. 4 chương 28 điều.
  4. 5 chương 29 điều.

Câu 7. Quy định “Vi phạm các quy định về phòng, chống và kiểm soát ma tuý” nằm trong nghị định mấy?

  1. 166/2014/NĐ-CP.
  2. 168/2015/NĐ-CP.
  3. 167/2013/NĐ-CP.
  4. 165/2016/NĐ-CP.

Câu 8. Chất ma tuý là gì?

  1. Là chất hướng thần, chất gây nghiện được quy định trong danh mục chất ma tuý do Chính phủ ban hành.
  2. Là chất kích thích, hướng thần, gây nghiện, ức chế thần kinh, hôn mê, ảo giác đối với người sử dụng được quy định trong danh mục chất ma tuý do Chính phủ ban hành.
  3. Là chất kích thích, gây mê cho người sử dụng được quy định trong danh mục chất ma tuý do Chính phủ ban hành.
  4. Là chất kích thích, gây ảo giác cho người sử dụng được quy định trong danh mục chất ma tuý do Chính phủ ban hành.

Câu 9. Ma tuý ảnh hưởng to lớn như thế nào đối với nền kinh tế?

  1. Ảnh hưởng đến thành viên lao động của xã hội về chất lượng và số lượng.
  2. Ảnh hưởng đến lực lượng lao động của xã hội về chất lượng, số lượng và các kĩ năng trong việc phát triển kinh tế.
  3. Ảnh hưởng đến lực lượng lao động của xã hội về chất lượng và số lượng.
  4. Ảnh hưởng đến lực lượng vũ trang nhân dân về chất lượng, số lượng, các kĩ năng trong việc phát triển kinh tế.

Câu 10. Ma tuý làm người sử dụng cảm thấy như thế nào?

  1. Cảm thấy tỉnh táo hơn. B. Cảm giác có sức mạnh phi thường.
  2. Cảm thấy bồn chồn, thích thú. D. Cảm thấy lú lẫn hơn.

Câu 11. “Tội trồng cây thuốc phiện, cây coca, cây cần sa hoặc các loại cây khác có chứa chất ma tuý; tội tàng trữ trái phép chát ma tuý; tội sản xuất trái phép chất ma tuý; tội vận chuyển trái phép chất ma tuý; tội mua bán trái phép chất ma tuý; tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma tuý…” được quy định trong điều mấy từ điều mấy đên điều mấy?

  1. Gồm 13 Điều từ Điều 247 đến Điều 259.
  2. Gồm 23 Điều từ Điều 274 đến Điều 297.
  3. Gồm 13 Điều từ Điều 274 đến Điều 296.
  4. Gồm 23 Điều từ Điều 237 đến Điều 259.

Câu 12. “ Luật quy định về các biện pháp xử lí hành chính nói chung, trong đó có vi phạm hành chính về ma tuý , bao gồm các biện pháp: giáo dục tại xã, phường, thị trấ; đưa vào trường giáo dưỡng ; đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc; đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc” được quy định từ điều mấy đến điều mấy?

  1. 19 Điều từ Điều 88 đến điều 106. B. 29 Điều từ Điều 79 đến điều 117.
  2. 39 Điều từ Điều 89 đến điều 128. D. 29 Điều từ Điều 89 đến điều 118.

Câu 13.  Phòng chống ma tuý là gì?

  1. Phòng ngừa, ngăn chặn, đấu tranh chống tội phạm về các tệ nạn xã hội; kiểm soát các hoạt động hợp pháp liên quan đến ma tuý
  2. Phòng ngừa, ngăn chặn, đấu tranh chống tội phạm về các tệ nạn xã hội; kiểm soát các hoạt động liên quan đến ma tuý và các vấn đề tệ nạn xã hội
  3. Phòng ngừa, ngăn chặn, đấu tranh chống tội phạm và các tệ nạn về ma tuý ; kiểm soát các hoạt động hợp pháp liên quan đến vấn đề tệ nạn của xã hội và ma tuý
  4. Phòng ngừa, ngăn chặn, đấu tranh chống tội phạm và các tệ nạn về ma tuý; kiểm soát các hoạt động hợp pháp liên quan đến ma tuý

Câu 14. “ Tuyên truyền, giáo dục thành viên trong gia đình, người thân về tác hại của ma tuý và thực hiện quy định của pháp luật về phòng, chống ma tuý; quản lí ngăn chặn thành viên trong gia định vi phạm pháp luật về phòng, chống ma tuý” đây là trách nhiệm của ai?

  1. Cá nhân
  2. Cá nhân, gia đình
  3. Cá nhân, gia đình, xã hội
  4. Cá nhân, gia đình, cơ quan, xã hội

Câu 15. Thế nào là người nghiện ma tuý?

  1. Là người có thể thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật do không làm chủ được hành vi của mình
  2. Là người bị rối loạn về tâm lí, thể chất, nhân cách
  3. Là người sử dụng chất ma tuý, thuốc gây nghiện , thuốc hướng thần và bị lệ thuộc vào các chất này
  4. Là người cố ý gây thương tích, giết người

 

Câu 16. Heroin là gì?

  1. Là chất gây nghiện được chiết xuất từ cây thuốc phiện
  2. Là chất hướng thần gây ảo giác đối với người sử dụng
  3. Là chất gây ức chế thần kinh
  4. Là chất kích thích thần kinh của con người

Câu  17. Chất gây nghiện là gì?

  1. Là chất kích thích hoặc ức chế thần kinh, dễ gây ra tình trạng nghiện đối với người sử dụng
  2. Là chất kích thích hoặc ức chế thần kinh hoặc gây ảo giác, nếu sử dụng nhiều lần có thể dẫn tới tình trạng nghiện đối với người sử dụng
  3. Là chất kích thích hoặc gây mê hoặc gây ảo giác, nếu sử dụng nhiều lần có thể dẫn tới tình trạng nghiện đối với người sử dụng
  4. Là chất kích thích dễ gây ra tình trạng nghiện đối với người sử dụng

Câu 18. Chất hướng thần là gì?

  1. Là chất kích thích hoặc ức chế thần kinh, dễ gây ra tình trạng nghiện đối với người sử dụng
  2. Là chất kích thích hoặc ức chế thần kinh hoặc gây ảo giác, nếu sử dụng nhiều lần có thể dẫn tới tình trạng nghiện đối với người sử dụng
  3. Là chất kích thích hoặc gây mê hoặc gây ảo giác, nếu sử dụng nhiều lần có thể dẫn tới tình trạng nghiện đối với người sử dụng
  4. Là chất kích thích dễ gây ra tình trạng nghiện đối với người sử dụng

Câu 19. Tiền chất của ma tuý là gì

  1. Hoá học B. Lí học
  2. Sinh học D. Cả 3 ý trên

Câu 20. Cần sa y tế gồm những loại nào?

  1. Dronabinol B. Nấm thần
  2. Methamphetamine D. Cỏ Mỹ

Câu 21 : Chất ma túy là:

  1. Chất gây nghiện
  2. Chất ảnh hưởng tới trung tâm thần kinh gây ra ảo giác
  3. Chất ma tuý là chất gây nghiện, chất hướng thần được quy định trong danh các danh mục do Chính phủ ban hành.
  4. Chất gây ức chế thần kinh , gây nghiện và gây ra ảo giá nếu sử dụng nhiều lần

Câu 22: Chất nào dưới đây không thuộc nhóm chất ma túy:

  1. Nhựa cây thuốc phiện.
  2. Thảo quả khô.
  3. Cần sa thảo mộc.
  4. Heroine mà ma túy đá.

Câu 23: Chất nào dưới đây thuộc nhóm chất ma túy?

  1. Cây anh túc
  2. Cây bồ đề
  3. Cây mơ
  4. Cây Hương Trầm

Câu 24: Dựa vào nguồn gốc, chất ma túy được phân chia thành mấy loại?

A.1    B. 2     C.3    D.4

Câu 25: Hành vi nào dưới đây không thuộc nhóm tội phạm về ma túy?

  1. Trồng cây thuốc phiện hoặc cây khác có chứa chất ma tuý
  2. Sản xuất, sử dụng và tàng trữ trái phép chất ma tuý.
  3. Vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma tuý.
  4. Giáo dục pháp luật về phòng, chống ma tuý cho học sinh.

Câu 26: Ma túy gây tác hại như thế nào đối với trật tự an toàn xã hội?

  1. Làm gia tăng số người nhiễm HIV/AIDS
  2. Tăng chi phí cho công tác phòng chống ma túy.
  3. Suy giảm chất lượng nguồn nhân lực lao động.
  4. Suy giảm các tệ nạn xã hội như: cờ bạc, mại dâm.

Câu 28: Người nghiện ma túy thường

  1. Bị rối loạn về tâm lí, thể chất và nhân cách.
  2. dễ dàng từ bỏ ma túy và không bị tái nghiện.
  3. chăm lo vệ sinh cá nhân do ưa thích sạch sẽ.
  4. dễ dàng làm chủ được hành vi của mình

Câu 29: Loại cây nào dưới đây không được sử dụng để điều chế ma túy?

  1. Thuốc phiện.
  2. Cần sa.
  3. Lá Khát.
  4. Bông mã đề.

Câu 30. “Chất kích thích hoặc ức chế thần kinh, dễ gây tình trạng nghiện đối với người sử dụng” - đó là nội dung của khái niệm nào dưới đây?

  1. Chất gây nghiện.
  2. Chất hướng thần.
  3. Chất an thần.

D.Thuốc giảm đau liều mạnh




17 CÂU TỪ NGUỒN: https://tailieumoi.vn/



Câu 1. Hành vi nào dưới đây không thuộc nhóm tội phạm về ma túy?

A. Trồng cây thuốc phiện hoặc cây khác có chứa chất ma tuý

B. Sản xuất, sử dụng và tàng trữ trái phép chất ma tuý.

C. Vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma tuý.

D. Giáo dục pháp luật về phòng, chống ma tuý cho học sinh.

Đáp án đúng: D

- Hành vi: Giáo dục pháp luật về phòng, chống ma tuý cho học sinh không thuộc nhóm tội phạm về ma túy.

Câu 2. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng tác hại của ma túy đến bản thân người nghiện ma túy?

A. Bị tổn hại về sức khỏe thể chất và sức khỏe tâm thần.

B. Hủy hoại đạo đức, nhân cách; làm tiêu tốn tài sản.

C. Bị ức chế thần kinh nhưng không lệ thuộc vào thuốc.

D. Không tỉnh táo, không làm chủ được hành vi của mình.

Đáp án đúng: C

- Tác hại của ma túy đối với bản thân người nghiện ma túy:

+ Tổn hại về sức khoẻ thể chất, tổn hại về sức khoẻ tâm thần;

+ Huỷ hoại đạo đức, nhân cách

+ Có thể thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật do không làm chủ được hành vi

+ Làm tiêu tốn tài sản…

Câu 3. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng tác hại của ma túy đến gia đình người nghiện ma túy?

A. Làm tiêu tốn tài sản gia đình

B.Người thân luôn trong trạng thái lo âu, mặc cảm.

C. Thường có xung đột, cãi vã; ảnh hưởng đến giống nòi.

D. Gia đình hạnh phúc, mọi thành viên yêu thương nhau hơn.

Đáp án đúng: D

- Tác hại của ma túy đối với gia đình người nghiện ma túy:

+ Làm tiêu tốn tài sản gia đình

+ Người thân trong gia đình luôn trong trạng thái lo âu, mặc cảm vì có người nghiện;

+ Thường có xung đột, cãi vã, đánh chửi, ảnh hưởng đến giống nòi,...

Câu 4. Ma túy gây tác hại như thế nào đối với trật tự an toàn xã hội?

A. Làm gia tăng số người nhiễm HIV/AIDS.

B. Tăng chi phí cho công tác phòng chống ma túy.

C. Suy giảm chất lượng nguồn nhân lực lao động.

D. Suy giảm các tệ nạn xã hội như: cờ bạc, mại dâm.

Đáp án đúng: A

- Tác hại của ma túy đối với trật tự an toàn xã hội:

+ Người nghiện ma tuý có thể gây nên các hành vi vi phạm pháp luật như trộm cắp, cướp của, gây rối trật tự công cộng, cố ý gây thương tích, giết người…

+ Làm gia tăng số người nhiễm HIV/AIDS

+ Gia tăng các tệ nạn xã hội như cờ bạc, mại dâm,...

Câu 5. Người nghiện ma túy thường

A. bị rối loạn về tâm lí, thể chất và nhân cách.

B. dễ dàng từ bỏ ma túy và không bị tái nghiện.

C. chăm lo vệ sinh cá nhân do ưa thích sạch sẽ.

D. dễ dàng làm chủ được hành vi của mình.

Đáp án đúng là: A

Người nghiện ma túy thường bị rối loạn về tâm lí, thể chất và nhân cách, rất khó từ bỏ ma túy và dễ bị tái nghiện ma túy.

Câu 6. Chất nào dưới đây không thuộc nhóm chất ma túy?

A. Nhựa cây thuốc phiện.

B. Thảo quả khô.

C. Cần sa thảo mộc.

D. Heroine mà ma túy đá.

Đáp án đúng: B

Thảo quả là một loại thảo mộc có vị cay nóng, mùi thơm, thường được sử dụng trong ẩm thực và làm thuốc chữa bệnh. Thảo quả không thuộc nhóm chất ma túy.

Câu 7. Chất hướng thần là chất

A. kích thích hoặc ức chế thần kinh, gây ảo giác; sử dụng nhiều có thể gây nghiện.

B. an thần, hỗ trợ giảm đau nhức xương khớp, sử dụng nhiều có thể gây nghiện.

C. kích thích hoặc ức chế thần kinh, nảy sinh ảo giác nhưng không gây nghiện.

D. tiêu viêm, giảm đau, hạ sốt, giảm tình trạng sưng tấy và không gây nghiện.

Đáp án đúng: A

- Chất hướng thần là chất kích thích hoặc ức chế thần kinh hoặc gây ảo giác, nếu sử dụng nhiều lần có thể dẫn tới tình trạng nghiện đối với người sử dụng.

Câu 8. “Chất kích thích hoặc ức chế thần kinh, dễ gây tình trạng nghiện đối với người sử dụng” - đó là nội dung của khái niệm nào dưới đây?

A. Chất gây nghiện.

B. Chất hướng thần.

C. Chất an thần.

D. Chất giảm đau.

Đáp án đúng là: A

- Chất gây nghiện là chất kích thích hoặc ức chế thần kinh, dễ gây tình trạng nghiện đối với người sử dụng.

Câu 9. Hình ảnh dưới đây phản ánh chất ma túy nào?

Trắc nghiệm GDQP 10 Kết nối tri thức Bài 3 (có đáp án): Ma túy, tác hại của ma túy

A. Cây cần sa.

B. Lá Khat.

C. Cây Cát đằng.

D. Cây thuốc phiện.

Đáp án đúng: D

Hình ảnh trên phản ánh về cây thuốc phiện.

Câu 10. Dựa vào nguồn gốc, chất ma túy được phân chia thành mấy loại?

A. 2 loại.

B. 3 loại.

C. 4 loại.

D. 5 loại.

Đáp án đúng: B

Dựa vào nguồn gốc, chất ma túy được phân chia thành 3 loại là: ma túy có nguồn gốc tự nhiên; ma túy bán tổng hợp và ma túy tổng hợp.

Câu 11. Nội dung nào dưới đây không đúng khi bàn về con đường dẫn đến nghiện ma túy?

A. Tò mò muốn tìm hiểu cảm giác lạ khi sử dụng chất ma túy.

B. Muốn thể hiện bản thân, khẳng định cái tôi với bạn bè.

C. Bị bạn bè lôi kép, xúi giục, kích động sử dụng ma túy.

D. Ma túy là một loại thuốc được kê đơn để bồi bổ cơ thể.

Đáp án đúng là: D

- Các con đường gây nghiện ma tuý

+ Bản thân chủ động tìm đến với ma tuý và sử dụng những chất này.

+ Do tò mò muốn tìm hiểu cảm giác lạ khi sử dụng chất ma tuý.

+ Muốn thể hiện bản thân, khẳng định cải tôi với bạn bè xung quanh.

+ Bị bạn bè lôi kéo, xúi giục, kích động sử dụng chất ma tuý.

+ Bị các đối tượng khác cưỡng bức sử dụng chất ma tuý…

Câu 12. Để không đi vào con đường nghiện ma túy, học sinh cần chú ý điều gì?

A. Cảnh giác trước những đồ ăn vặt không rõ nguồn gốc.

B. Chỉ dùng thử chất ma túy một lần duy nhất để biết.

C. Buông thả bản thân khi đã mắc nghiện ma túy.

D. Thụ động trong việc bảo vệ bản thân.

Đáp án đúng là: A

Để không đi vào con đường nghiện ma túy, học sinh cần chú ý:

- Tuyệt đối không được dùng thử các chất ma túy.

- Cảnh giác trước những đồ ăn vặt không rõ nguồn gốc.

- Từ chối lời mời, rủ rê của người khác về việc sử dụng chất ma túy.

- Chủ động bảo vệ bản thân

- Quyết tâm cai nghiện ma túy khi mắc nghiện.

Câu 13. Khi phát hiện bạn bè hoặc người thân có hành vi sử dụng chất ma túy, em nên lựa chọn cách ứng xử nào dưới đây?

A. Đề nghị bạn/ người thân cho mình sử dụng thử một lần để biết cảm giác.

B. Im lặng và không quan tâm vì việc đó không ảnh hưởng gì tới mình.

C. Nhanh chóng báo cáo thông tin tới cơ quan chức năng gần nhất.

D. Tuyệt đối che dấu thông tin để bảo vệ người thân, bạn bè.

Đáp án đúng: C

Khi phát hiện bạn bè hoặc người thân có hành vi sử dụng chất ma túy, em nên nhanh chóng báo cáo thông tin tới cơ quan chức năng gần nhất, để lực lượng chức năng kịp thời có biện pháp xử lí.

Câu 14. Loại cây nào dưới đây không được sử dụng để điều chế ma túy?

A. Thuốc phiện.

B. Cần sa.

C. Lá Khát.

D. Bông mã đề.

Đáp án đúng: D

Bông mã đề có công dụng thanh nhiệt, lợi tiểu rất tốt, vì thế ngoài việc ăn món canh mã đề trong các bữa ăn thì không ít người còn dùng thảo dược này để sắc nước uống nhằm lợi tiểu và loại bỏ các độc tố ra khỏi cơ thể. Bông mã đề không được sử dụng để điều chế ma túy.

Câu 15.Gần đây, X thấy anh trai gieo trồng cây lạ trong vườn và chăm sóc rất cẩn thận. X tò mò muốn biết anh trồng cây gì nên nhiều lần gặng hỏi nhưng anh không trả lời, anh chỉ nói rằng những cây đó bán được rất nhiều tiền. Cảm thấy nghi ngờ, X đã lên internet tìm hiểu và phát hiện những cây mà anh trai đang trồng rất giống cây cần sa - một loại cây dùng để điều chế ma túy. X khuyên anh không nên trồng loại cây đó và cần tới cơ quan công an để đầu thú để nhận sự khoan hồng của pháp luật.

Theo em, trong tình huống trên, những nhân vật nào đã vi phạm pháp luật về phòng, chống ma túy?

A. X và anh trai của X.

B. Không có nhân vật nào.

C. Bạn X.

D. Anh trai của X.

Đáp án đúng là: D

Trong trường hợp trên: anh trai của X đã vi phạm pháp luật về phòng chống tệ nạn xã hội vì đã trồng cây cần sa - đây là một loại cây có chứa chất gây nghiện.

Câu 16. Bà K vô tình phát hiện con trai mình là anh T có hành vi mua bán, vận chuyển trái phép chất ma túy. Tuy nhiên, vì “thương con”, không muốn con trai vướng vào vòng lao lí, nên bà K đã bao che, không tố giác hành vi của anh T.

Theo em, trong tình huống trên, nhân vật nào đã vi phạm pháp luật về phòng, chống ma túy?

A. Anh T.

B. Bà K.

C. Anh T và bà K.

D. Không nhân vật nào vi phạm.

Đáp án đúng là: C

Trong tình huống trên:

+ Anh T vi phạm pháp luật vì đã mua bán, vận chuyển trái phép chất ma túy.

+ Bà K cũng vi phạm pháp luật vì đã bao che, không tố giác hành vi vi phạm của con trai.

Câu 17. Ông A mở cửa hàng bán cà phê nhưng lợi dụng để bán cả ma túy. Thấy C đang là học sinh THPT, lại ham chơi, hay bỏ học nên ông A đã dụ dỗ C sử dụng chất ma túy. Sau khi thấy C nghiện, ông A đã ép buộc C phải đi vận chuyển ma túy giúp ông ta. K là bạn thân của C, thấy C có nhiều biểu hiện lạ, K đã bí mật theo dõi C. Sau khi phát hiện sự việc, K đã nhanh chóng báo cáo thông tin tới cơ quan công an.

Theo em, trong trường hợp trên, nhân vật nào không vi phạm pháp luật về phòng, chống ma túy?

A. Ông A.

B. Bạn C.

C. Bạn K.

D. Bạn C và bạn K.

Đáp án đúng là: C

Trong trường hợp trên, bạn K không vi phạm pháp luật về phòng, chống ma túy. Ông A và bạn C đều vi phạm pháp luật vì đã: tàng trữ, sử dụng, mua bán và vận chuyển trái phép chấ ma túy.

In bài viết
Đăng ký | Đăng nhập

Email / Điện thoại

Mật khẩu

Nhớ mật khẩu | Quên mật khẩu

VŨ TUẤN TRÌNH

Điện thoại: 0918. 154511 - hoặc: 0977. 120048
Email: vutuantrinh@moet.edu.vn hoặc trinhvt@leloi.sgdbinhduong.edu.vn 
Địa chỉ: Số 03, đường Tân Thành 37, khu phố 5, Thị trấn Tân Thành, huyện Bắc Tân Uyên, tỉnh Bình Dương.

1
Bạn cần hỗ trợ?