Điện thoại: 0918154511 - Email: vutuantrinh@moet.edu.vn hoặc trinhvt@leloi.sgdbinhduong.edu.vn
banner_thang_11abanner_thang_11bb28-9-2023do_qpbanner_thang_11cbanner_thang_11d
CHÀO MỪNG BẠN ĐẾN VỚI WEBSITE CÁ NHÂN CỦA THẦY VŨ TUẤN TRÌNH TRƯỜNG THPT LÊ LỢI - BẮC TÂN UYÊN - BÌNH DƯƠNG. CHÚC BẠN CÓ NHỮNG GIÂY PHÚT THẬT THÚ VỊ!

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM (Bài 1 lớp 11 - Sách Kết nối tri thức)

                                       BỘ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM THAM KHẢO
                                                                Người soạn: Trịnh Xuân Hoàng 11A1  (2023-2024)

 
Câu 1: Nội dung cơ bản Chiến lược bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong tình hình mới bao gồm ?
A. Mục tiêu
B. Mục tiêu và quan điểm
C. Quan điểm
D. Nội dung khác
Câu 2: Nêu những mục tiêu của Đảng về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong tình hình mới?
A. Bảo vệ vững chắc độc lập, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân, chế độ xã hội chủ nghĩa, nền văn hóa và lợi ích quốc gia-dân tộc
B. Bảo vệ vững chắc độc lập, dân chủ, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân, chế độ xã hội chủ nghĩa, nền văn hóa và lợi ích quốc gia-dân tộc
C. Bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân, chế độ xã hội chủ nghĩa, nền văn hóa và lợi ích quốc gia-dân tộc
D. Bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân, chế độ xã hội chủ nghĩa, nền văn hóa và lợi ích quốc gia-dân tộc
Câu 3: Có bao nhiêu quan điểm của Đảng về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong tình hình mới
A. 8
B. 4
C. 6    
D. 3
Câu 4: Nội dung công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 và luật biển Việt Nam gồm?
A. Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982
B. Luật Biển Việt Nam
C. Cả A và B đều đúng
D. Luật Biển và phạm vi lãnh thổ
Câu 5: Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 gồm có bao nhiêu điều và phụ lục?
A. 310 điều và 7 phụ lục
B. 320 điều và 9 phụ lục
C. 320 điều và 10 phụ lục
D. 330 điều và 9 phụ lục
Câu 6: Công ước của Liên hợp quốc về luật Biển năm 1982 quy định về những vấn đề gì?
A. Về ranh giới lãnh hãi, vùng tiếp giáp, thềm lục địa, vùng biển dùng chung, giải quyết các tranh chấp trên biển, bảo vệ môi trường   
B. Về ranh giới lãnh hãi, vùng tiếp giáp, thềm lục địa, vùng biển dùng chung, giải quyết các tranh chấp trên biển, bảo vệ môi trường biển
C. Về ranh giới lãnh hãi, vùng lãnh hải, thềm lục địa, vùng biển dùng chung, giải quyết các tranh chấp trên biển, bảo vệ môi trường biển
D. Về ranh giới biên giới, vùng tiếp giáp, thềm lục địa, vùng biển dùng chung, giải quyết các tranh chấp trên biển, bảo vệ môi trường biển
Câu 7: Công ước Công ước của Liên hợp quốc về luật Biển năm 1982 và luật Biển Việt Nam được thông qua Nghị quyết phê chuẩn vào ngày nào và có hiệu lực thi hành từ ngày nào?
A. phê chuẩn vào 22-8-1994 và thi hành từ 16-11-1996
B. phê chuẩn vào 23-6-1994 và thi hành từ 16-11-1994
C. phê chuẩn vào 23-7-1995 và thi hành từ 16-11-1994
D. phê chuẩn vào 25-6-1994 và thi hành từ 16-12-199
Câu 8: Ý nghĩa việc Quốc hội nước ta phê chuẩn Công ước này?
A. Khẳng định chủ quyền của nước ta đối với các vùng nội thủy, lãnh hải, quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam, khẳng định chủ quyền hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa
B. Khẳng định chủ quyền của nước ta đối với các vùng nội thủy, lãnh hải, quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam
C. Khẳng định chủ quyền của nước ta đối với các vùng nội thủy, lãnh hải, quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với vùng tiếp giáp biên giới, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam, khẳng định chủ quyền hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa
D. Khẳng định chủ quyền của nước ta đối với các vùng nội thủy, lãnh hải, quyền chủ quyền và quyền tự chủ đối với vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam, khẳng định chủ quyền hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa
Câu 9: Luật Biển Việt Nam gồm có bao nhiêu chương?
A. 7 chương
B. 8 chương
C. 5 chương
D. 10 chương
Câu 10: Luật Biển Việt Nam gồm có bao nhiêu điều?
A. 53 điều
B. 56 điều
C. 55 điều
D. 51 điều
Câu 11: Luật Biển Việt Nam quy định về những vấn đề gì?
A. Đường cơ sở, nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa, các đảo, quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa và quần đảo khác thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia của Việt Nam,hoạt động trong vùng biển Việt Nam, phát triển kinh tế biển,quản lí và bảo vệ môi trường
B. Đường cơ sở, nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa, các đảo, quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa và quần đảo khác thuộc chủ quyền, quyền tài phán quốc gia của Việt Nam,hoạt động trong vùng biển Việt Nam, phát triển kinh tế biển,quản lí và bảo vệ biển đảo
C. Đường cơ sở, nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, thềm lục địa, các đảo, quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa và quần đảo khác thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia của Việt Nam,hoạt động trong vùng biển Việt Nam, phát triển kinh tế biển,quản lí và bảo vệ biển đảo
D. Đường cơ sở, nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa, các đảo, quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa và quần đảo khác thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia của Việt Nam,hoạt động trong vùng biển Việt Nam, phát triển kinh tế biển,quản lí và bảo vệ biển đảo
Câu 12: Vùng biển quốc tế là gì?
A. Là tất cả các vùng biển nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam và các quốc gia khác nhưng không bao gồm đáy biển và lòng đất dưới đáy biển
B. Là tất cả các vùng biển nằm ngoài vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam và các quốc gia khác nhưng bao gồm đáy biển và lòng đất dưới đáy biển
C. Là tất cả các vùng biển nằm ngoài vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam và các quốc gia khác nhưng không bao gồm đáy biển và lòng đất dưới đáy biển
D. Là tất cả các vùng biển nằm ngoài vùng đặc quyền kinh tế của Việt nhưng không bao gồm đáy biển và lòng đất dưới đáy biển
Câu 13: Vùng biển Việt Nam không bao gồm?
A. Nội thủy
B. Lãnh hải
C. Vùng kinh tế trọng điểm
D. Thềm lục địa thuộc chủ quyền
Câu 14: Nội thủy là gì?
A. Vùng nước tiếp giáp với bờ biển, ở phía trong đường cơ sở và là bộ phận lãnh thổ của Việt Nam
B. Vùng nước tiếp giáp với bờ biển, ở phía ngoài đường cơ sở và là bộ phận lãnh thổ của Việt Nam
C. Vùng nước ở giữa lãnh hải và vùng tiếp giáp lãnh hải
D. Vùng nước tiếp giáp với bờ biển, ở phía trong đường cơ sở và không là bộ phận lãnh thổ của Việt Nam
Câu 15: Lãnh hải rộng bao nhiêu hải lí và được tính từ đâu?
A. Vùng biển có chiều rộng 12 hải lí tính từ đường cơ sở ra phía bờ biển
B. Vùng biển có chiều rộng 13 hải lí tính từ đường cơ sở ra phía bờ biển
C. Vùng biển có chiều rộng 12 hải lí tính từ đường cơ sở ra phía biển
D. Vùng biển có chiều rộng 13 hải lí tính từ đường cơ sở ra phía biển
Câu 16: Ranh giới ngoài lãnh hải còn được gọi là gì?
A. Đường cơ sở
B. Ranh giới quốc gia trên biển
C. Vùng tiếp giáp lãnh hải
D. Vùng đặc quyền kinh tế
Câu 17: Vùng tiếp giáp lãnh hải là gì?
A. Là vùng biển tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt Nam,có chiều rộng 12 hải lí tính từ ranh giới ngoài của lãnh hải.
B. Là vùng biển nằm ngoài lãnh hải Việt Nam,có chiều rộng 12 hải lí tính từ ranh giới ngoài của lãnh hải.
C. Là vùng biển tiếp liền và nằm trong lãnh hải Việt Nam,có chiều rộng 12 hải lí tính từ ranh giới ngoài của lãnh hải
D. Là vùng biển tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt Nam,có chiều rộng 12 hải lí tính từ ranh giới trong của lãnh hải.
Câu 18: Vùng đặc quyền kinh tế là gì?
A. Là vùng biển nằm ngoài lãnh hải Việt Nam, hợp với lãnh hải thành một vùng biển có chiều rộng 200 hải lí tính từ đường cơ sở.
B. Là vùng biển tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt Nam, hợp với lãnh hải thành một vùng biển có chiều rộng 300 hải lí tính từ đường cơ sở.
C. Là vùng biển tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt Nam, hợp với lãnh hải thành một vùng biển có chiều rộng 200 hải lí tính từ vùng tiếp giáp lãnh hải.
D. Là vùng biển tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt Nam, hợp với lãnh hải thành một vùng biển có chiều rộng 200 hải lí tính từ đường cơ sở.
Câu 19: Chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam được quy định như thế nào?
A. Là một nước độc lập, có chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, bao gồm: đất liền, hải đảo, vùng biển và vùng trời
B. Là một nước có chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bao gồm: đất liền, hải đảo, vùng biển và vùng trời
C. Là một nước độc lập, có chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bao gồm: đất liền, hải đảo, vùng biển.
D. Là một nước độc lập, có chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bao gồm: đất liền, hải đảo, vùng biển và vùng trời.
Câu 20: Biên giới quốc gia là gì?
A. Biên giới quốc gia CHXHCN Việt Nam là đường và mặt thẳng đứng theo đường đó để xác định giới hạn lãnh thổ đất liền, các quần đảo trong đó có quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, vùng biển, vùng trời của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
B. Biên giới quốc gia CHXHCN Việt Nam là mặt thẳng đứng theo đường đó để xác định giới hạn lãnh thổ đất liền, các đảo, các quần đảo trong đó có quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, vùng biển, lòng đất, vùng trời của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
C. Biên giới quốc gia CHXHCN Việt Nam là đường và mặt thẳng đứng theo đường đó để xác định giới hạn lãnh thổ đất liền, các đảo, các quần đảo trong đó có quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, vùng biển, lòng đất, vùng trời của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
D. Biên giới quốc gia CHXHCN Việt Nam là đường và mặt thẳng đứng theo đường đó để xác định giới hạn lãnh thổ đất liền, các đảo, các quần đảo trong đó có quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, lòng đất, vùng trời của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Câu 21:Xác định biên giới quốc gia trên đất liền bằng cách nào?
A. Đánh dấu trên thực địa bằng hệ thống sông suối
B. Đánh dấu trên thực địa bằng hệ thống mốc quốc giới
C. Đánh dấu trên thực địa bằng hệ thống tọa độ
D. Đánh dấu trên thực địa bằng làng bản nơi biên giới
Câu 22: Với quốc gia ven biển, đường ranh giới ngoài vùng lãnh hải của đất liền, của đảo và quần đảo gọi là gì?
A. Là thềm lục địa quốc gia trên biển
B. Là đường biên giới quốc gia trên biển
C. Là mốc biên giới quốc gia trên biển
D. Là khu vực biên giới quốc gia trên biển
Câu 23: Xác định biên giới quốc gia trong lòng đất như thế nào?
A. Là mặt thẳng đứng từ biên giới quốc gia trên đất liền và biên giới quốc gia trên biển xuống lòng đất
B. Là mặt thẳng đứng từ biên giới quốc gia trên đất liền và biên giới quốc gia trên biển lên mặt đất
C. Là mặt thẳng đứng từ biên giới quốc gia trên đất liền xuống lòng đất
D. Là mặt thẳng đứng từ biên giới quốc gia trên biển xuống lòng đất
Câu 24: Xác định biên giới quốc gia trên đất liền giữa các nước có chung đường biên giới như thế nào?
A. Được hoạch định phân giới cắm mốc theo ý đồ của nước lớn
B. Phân giới cắm mốc thông qua hành động quân sự
C. Được hoạch định phân giới cắm mốc thông qua tranh chấp
D. Được hoạch định phân giới cắm mốc thông qua đàm phán thương lượng
Câu 25: Khu vực biên giới được quy định như thế nào?
A. Gồm xã, phường, thị trấn có một phần địa giới hành chính trùng hợp với biên giới quốc gia trên đất liền
B. Gồm phần không gian dọc theo biên giới quốc gia có chiều rộng 10 km tính từ biên giới quốc gia trở vào
C. Gồm xã, phường có một phần địa giới hành chính trùng hợp với biên giới quốc gia trên đất liền
D . Gồm phần không gian dọc theo biên giới quốc gia có chiều rộng 12 km tính từ biên giới quốc gia trở vào
Câu 26: Người dân (trừ cư dân biên giới) và người nước ngoài vào khu vực biên giới đất liền, nếu ở qua đêm phải đăng ký lưu trú tại cơ quan nào?
A. Đăng ký lưu trú tại cơ quan Công an cấp xã sở tại theo quy định của pháp luật. Trường hợp ở qua đêm trong vành đai biên giới phải thông báo bằng văn bản cho Đồn Biên phòng sở tại.
B. Đăng ký lưu trú tại Đồn Biên phòng sở tại.
C. Nếu có đầy đủ giấy tờ theo quy định của pháp luật và chấp hành sự hướng dẫn, kiểm tra, kiểm soát của Đồn Biên phòng, Công an cấp xã sở tại thì không phải đăng ký lưu trú.
D. Đăng ký lưu trú tại Ủy ban nhân dân cấp xã sở tại theo quy định của pháp luật. Trường hợp ở qua đêm trong vành đai biên giới phải thông báo bằng văn bản cho Đồn Biên phòng sở tại.
Câu 27: Tàu ngầm nước ngoài khi thực hiện quyền đi qua không gây hại trong lãnh hải Việt Nam phải tuân theo quy định nào?
A. Được phép đi ngầm nhưng phải báo cáo với chính quyền Việt Nam đường đi (hành trình), thời điểm qua lãnh hải Việt Nam.
B. Được phép đi ngầm nhưng phải tuân theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập.
C. Phải đi nổi và báo cáo với chính quyền Việt Nam đường đi (hành trình), thời điểm qua lãnh hải Việt Nam.
D. Phải tuân theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập; phải đi nổi và treo cờ quốc tịch.
Câu 28: Các hành vi nào sau đây bị nghiêm cấm trong bảo vệ biên giới quốc gia của Việt Nam?
A. Giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn xã hội ở nơi khu vực biên giới
B. Không làm xê dịch, phá hoại mốc quốc giới; làm sai lệch, chệch hướng đi của đường biên giới quốc gia; làm đổi dòng chảy tự nhiên của sông, suối biên giới
C. Làm cạn kiệt nguồn nước, gây ngập úng, gây ô nhiễm môi trường, xâm phạm tài nguyên thiên nhiên và lợi ích quốc gia
D. Không qua lại trái phép biên giới quốc gia; buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ, vũ khí, ma túy, chất nguy hiểm về cháy, nổ qua biên giới quốc gia
Câu 29: Trách nhiệm trong bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia được xác định như thế nào?
A. Là trách nhiệm của toàn lực lượng vũ trang và toàn dân
B. Là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân
C. Là trách nhiệm của toàn Đảng và các tổ chức xã hội
D. Là trách nhiệm của giai cấp, của Đảng và quân đội
Câu 30: Theo em đâu không phải là trách nhiệm của học sinh trong việc xây dựng, bảo vệ, quản lí biên giới quốc gia?
A. Học tập đầy đủ các nội dung về bảo vệ chủ quyền, biên giới quốc gia
B. Tham gia các hoạt động qua lại trái phép biên giới, buôn lậu
C. Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về biên giới quốc gia do nhà trường tổ chức
D. Thực hiện trách nhiệm của công dân trong pháp lí,xây dựng và bảo vệ biên giới quốc gia.

In bài viết
Đăng ký | Đăng nhập

Email / Điện thoại

Mật khẩu

Nhớ mật khẩu | Quên mật khẩu

VŨ TUẤN TRÌNH

Điện thoại: 0918. 154511 - hoặc: 0977. 120048
Email: vutuantrinh@moet.edu.vn hoặc trinhvt@leloi.sgdbinhduong.edu.vn 
Địa chỉ: Số 03, đường Tân Thành 37, khu phố 5, Thị trấn Tân Thành, huyện Bắc Tân Uyên, tỉnh Bình Dương.

1
Bạn cần hỗ trợ?