Mở đầu trang 70 GDQP 12: Bạn Hùng nói: “Chạy việt dã là môn thể thao chạy bộ vượt qua chướng ngại vật có trong tự nhiên. Chạy vũ trang khác với chạy việt dã ở chỗ chỉ tiến hành trong lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam".
Em có đồng ý với bạn Hùng không? Vì sao?
Lời giải:
- Không đồng tình với Hùng, vì: chạy vũ trang có nhiều điểm khác biệt so với chạy việt dã. Ví dụ như:
+ Chạy vũ trang là một môn vận động nặng, tiêu hao nhiều năng lượng, động tác chạy hơi gò bó vì mang vác vũ khí, trang bị.
+ Chạy vũ trang có mang, vác vũ khí trang bị nên bước chạy ngắn hơn và tốc độ chạy chậm hơn so với chạy thông thường.
+ Chạy vũ trang có thể được tiến hành trong những điều kiện và địa hình khác nhau như chạy trên đường bằng, lên dốc, xuống dốc; chạy trong rừng, trên đường mấp mô, lầy lội; có thể có những khúc cua theo nhiều hướng,..
Khám phá 1 trang 70 GDQP 12: Theo em, hình ảnh nào trong hình 9.1 là chạy vũ trang? Vì sao?
Lời giải:
- Hình 9.1a và 9.1d là chạy vũ trang. Vì trong các bức ảnh này đã thể hiện tương đối đầy đủ đặc điểm của chạy vũ trang, là:
+ Chạy vũ trang là một môn thể thao quân sự, có cường độ mạnh, tiêu hao nhiều năng lượng.
+ Chạy vũ trang có mang, vác trang bị nên động tác chạy gò bó, bước chạy ngắn hơn; tư thế thân người thẳng đứng, không ngả về phía trước hoặc ngửa về phía sau, tốc độ chạy chậm hơn so với chạy thông thường.
+ Chạy vũ trang có thể được tiến hành trong những điều kiện và địa hình khác nhau như chạy trên đường bằng, lên dốc, xuống dốc; chạy trong rừng, trên đường mấp mô, lầy lội; có thể có những khúc cua theo nhiều hướng,..
Khám phá 2 trang 72 GDQP 12: Khi chạy cần kết hợp với hít thở như thế nào?
Lời giải:
- Khi chạy cần kết hợp với hít thở sâu theo nhịp 2/2 (hít vào bằng mũi trong hai bước chạy, thở ra bằng miệng trong hai bước chạy) hoặc nhịp 3/3 (hít vào bằng mũi trong ba bước chạy, thở ra bằng miệng trong ba bước chạy).
- Người chạy cần chọn cách kết hợp hít thở với bước chạy phù hợp với bản thân.
Khám phá 3 trang 72 GDQP 12: Hiện tượng “cực điểm” là gì? Các yếu tố nào ảnh hưởng đến thời điểm xuất hiện “cực điểm” trong quá trình chạy?
Lời giải:
- Hiện tượng “cực điểm” là phản ứng của cơ thể khi người chạy thấy đau tức ở bụng, cơ bắp mệt mỏi (đôi lúc đau nhức), khó thở, nhức đầu, hoa mắt, ù tai và cử động rất khó khăn. Tuy nhiên, “cực điểm” chỉ là hiện tượng thiếu dưỡng khí, mệt mỏi tạm thời.
- Thời điểm xuất hiện “cực điểm” phụ thuộc một số yếu tố sau:
Khoảng cách chạy: Khoảng cách chạy ngắn, cường độ vận động cao thì “cực điểm” xuất hiện sớm; khoảng cách chạy dài, cường độ vận động thấp thì “cực điểm” xuất hiện muộn.
+ Thể lực: Người chạy có thể lực tốt, luyện tập có hệ thống thì “cực điểm" xuất hiện đúng chu kì và chóng qua, người mới tập thì “cực điểm” đến sớm và mệt mỏi kéo dài.
+ Tốc độ chạy: Chạy quá nhanh (cố gắng quá mức) làm cho “cực điểm” xuất hiện sớm và kéo dài, chạy quá chậm (chưa cố gắng), “cực điểm” xuất hiện muộn, thậm chí không cảm thấy rõ rệt.
+ Khởi động: Khởi động tốt thì “cực điểm” xuất hiện đúng chu kì và chóng qua, khởi động không tốt làm “cực điểm” xuất hiện sớm.
Khám phá 4 trang 77 GDQP 12: Theo em, trong chạy vũ trang có thể xảy ra những tình huống nào đối với học sinh? Với mỗi tình huống, cần xử trí như thế nào?
Tình huống | Cách xử trí |
- Ngất: Người chạy lảo đảo, mất thăng bằng, dừng lại đột ngột, ngã xuống đất; da lạnh, đồ mồ hôi; hôn mê, thường hồi tỉnh sau một thời gian ngắn. | - Gọi nhân viên y tế nhà trường. - Tiến hành sơ cứu. |
- Say nóng, say nắng (sốc nhiệt): Người chạy toát mồ hội; đau đầu, khó thở, đỏ mặt, nôn, ỉa chảy, rồi loạn nhịp tim, hạ huyết áp; có thể lên cơn động kinh và hôn mê. | |
- Bong gân: Người chạy khó di chuyển; chỗ bị bong gần đau, sưng, bầm tím, cơ bị co thắt. | |
- Chuột rút: Người chạy bị co thắt cơ đột ngột, gây đau dữ dội, vùng bị chuột rút không tiếp tục cử động được. | - Gọi nhân viên y tế nhà trường. - Duỗi cơ về phía ngược lại; xoa bóp, chườm nóng (lạnh) vùng bị chuột rút; uống nhiều nước. |
- Căng cơ: Người chạy thấy đau âm ỉ ở một số nơi như chân, đùi, lưng, cổ tay.... kèm theo sưng tẩy hay bầm tím ở những chỗ đau. | - Gọi nhân viên y tế nhà trường. - Chườm lạnh vùng bị căng cơ; nghỉ luyện tập cho đến khi hết đau (khoảng 2 - 3 ngày). |
Khám phá 5 trang 77 GDQP 12: Theo em, học sinh chạy vũ trang cần đảm bảo điều kiện tối thiểu và phải tuân thủ những quy tắc nào
Lời giải:
♦ Điều kiện: Chỉ tổ chức chạy vũ trang cho học sinh nếu bảo đảm các điều kiện tối thiểu sau:
- Đường chạy: Tuỳ theo điều kiện của nhà trường để lựa chọn chạy trên đường nhựa, đường bê tông, đường đất, đường chạy ở sân vận động....
- Thời tiết thuận lợi: Không mưa bão, không nóng quá hoặc lạnh quá.
- Học sinh tham gia chạy có sức khỏe tốt.
- Có bộ phận y tế trường học trực tại nơi tập chạy trong suốt thời gian học tập.
♦ Quy tắc
- Người chạy thực hiện đúng, đủ kĩ thuật chạy trong các giai đoạn xuất phát, chạy sau xuất phát, chạy giữa quãng, về địch và sau về địch.
- Người chạy không chạm chân vào vạch xuất phát khi vào vị trí và khi chuẩn bị chạy; chạy trước khi có lệnh; cản trở, chèn ép gây trở ngại cho người chạy sau trong khi chạy, dìu, đỡ hoặc mang vác trang bị của người chạy khác trong khi chạy.
Khám phá 6 trang 78 GDQP 12: Theo em, các lỗi nào trong chạy vũ trang bị xoá thành tích hoặc bị hạ thành tích?
Lời giải:
- Xoá thành tích nếu người chạy vi phạm một trong các lỗi sau:
+ Chạm chân vào vạch xuất phát khi vào vị trí, khi chuẩn bị chạy
+ Xuất phát trước hiệu lệnh,
+ Có người mang, cầm hộ vũ khí, trang bị hoặc dìu, đỡ trước khi về đích,
+ Cố tình ngăn cản người khác trong quá trình chạy,
+ Chạy không hết cự li quy định,
+ Về đích thiếu súng.
- Hạ thành tích bằng cách cộng thời gian nếu người chạy vi phạm một trong các lỗi sau:
+ Rơi trang bị trong khi chạy
+ Về dịch thiếu bao đạn hoặc thiếu thắt lưng hoặc thiếu mũ;
+ Đánh đích sai quy định.
Điện thoại: 0918. 154511 - hoặc: 0977. 120048
Email: vutuantrinh@moet.edu.vn hoặc trinhvt@leloi.sgdbinhduong.edu.vn
Địa chỉ: Số 03, đường Tân Thành 37, khu phố 5, Thị trấn Tân Thành, huyện Bắc Tân Uyên, tỉnh Bình Dương.