Điện thoại: 0918154511 - Email: vutuantrinh@moet.edu.vn hoặc trinhvt@leloi.sgdbinhduong.edu.vn
banner_thang_11abanner_thang_11bb28-9-2023do_qpbanner_thang_11cbanner_thang_11d
CHÀO MỪNG BẠN ĐẾN VỚI WEBSITE CÁ NHÂN CỦA THẦY VŨ TUẤN TRÌNH TRƯỜNG THPT LÊ LỢI - BẮC TÂN UYÊN - BÌNH DƯƠNG. CHÚC BẠN CÓ NHỮNG GIÂY PHÚT THẬT THÚ VỊ!

Cảm nhận về quê hương Bắc Tân Uyên

Có thể là hình ảnh về 4 người

Trường TH Tân Thành khang trang trên quê hương Chiến khu D ngày nay. Ảnh tác giả 2019

Cảm nhận về sự đổi thay của quê hương Bắc Tân Uyên, sâu sắc nhất trong tôi không phải là những chỉ tiêu kinh tế, số liệu ngành nghề, mà là những lần thay mới của một con đường, con đường huyết mạch của vùng đất kinh tế mới chiến khu D.

Tôi và những người cùng trang lứa, gọi vui là 8X đời đầu, thế hệ đầu tiên được xin ra và lớn lên ở một xã trong vùng kinh tế mới được thành lập năm 1976, nay là thị trấn Tân Thành, trung tâm của huyện mới được tách lập năm 2014, huyện Bắc Tân Uyên. Thuở nhỏ, khi còn cắp sách đến trường làng, chúng tôi vẫn nghĩ về tương lai của mảnh đất chiến khu này, nhưng không ai có thể tin được về một ngày lại đổi thay nhiều đến vậy.

Con đường DH411 từ Thị xã Tân Uyên vào Tân Thành, không nhớ nổi tôi đã từng đi qua con đường ấy bao nhiêu lần. Tuổi thơ đến trường, từ xã Điểm 6 đến xã Điểm 4, đôi chân trần bọn tôi thích nghịch ngợm lớp cát bột đỏ mịn dưới bàn chân, đó là bụi do con đường bị mưa rữa trôi, do những chiếc xe Benz chỡ mía từ khu K35 xới lên phủ bụi đỏ ven đường. Con đường đất đỏ nắng bụi mưa lầy ấy ấp ôm cả một khoảng trời tuổi thơ với những mơ ước cỏn con đen đúa, bẩn, nghèo bọn tôi thuở đó. Câu chuyện ven con đường đó có những buổi đầu trần bắt dế, cào cào trên những thữa đất bạt ngàn vừa được máy cày xới lên, rồi một thứ cây mới mẻ với bọn trẻ, cao su, được trồng và lớn nhanh kỳ lạ, lần đầu thấy những cái chén đựng mủ đặt bên gốc cây, bọn tôi rất ngạc nhiên với vô vàng những câu hỏi ngây ngô… giờ đã thành ký ức.

Một ngày trong ký ức đó, cuộc sống bổng thay một lớp áo mới. Năm 1995, điện, bên con đường đất đỏ ấy, những cái trụ xi-măng thẳng tắp được dựng lên, chúng tôi lại kéo nhau ra đứng nhìn những sợi dây dài ngoằn, rôm rã những chuyện vui, cũng đủ lớn để thấy đèn nhà ai cũng sáng hơn, háo hức với chiếc tivi có màu… Năm 1997, 15 tuổi, bọn tôi khắc lên cây Phượng già trước cổng trường lời thề về lại quê hương, đi học cấp 3, chỉ 17 đứa trên tổng 61 học sinh THCS Tân Thành tốt nghiệp có thể tiếp tục, bởi nghèo, bởi khó cặm cụi những chiếc xe đạp dầm dãi nắng mưa mỗi ngày đi tìm con chữ, thầy cô và bạn bè ở trường Huỳnh Văn Nghệ không ngạc nhiên vì những cái áo đầy bùn đỏ, chúng tôi tự hào đã từng mặc những chiếc áo quê nghèo như vậy mà lớn lên.

Năm 2000, khi 12 km con đường DH 411 được trải nhựa, chúng tôi vào đại học, có đứa vào quân ngũ. Hẹn ước ngày trở lại quê hương, bôn ba qua khắp các nẻo đường đô thị xa xôi, vẫn nhớ như in dáng vóc con đường nhỏ quê nhà. Ra đi từ quê nghèo, không dám xoe xua cùng lũ bạn đô thành, chỉ làm thế nào để không gian dỡ những ước mơ, những trông đợi từ mẹ cha. Tuổi 18 của chúng tôi đã là những ngày dài xa quê, nổi nhớ xếp vào những cánh thư đi lại vượt ngàn cách trở, để rắn rỏi lên từng ngày.

Năm 2004, hạnh phúc thật sự khi tôi cầm trên tay quyết định được phân công công tác trên ngôi trường tuổi thơ, giờ đã là một ngôi trường cấp 3, tuy vẫn còn nghèo lắm, nhưng những ước mơ con chữ đã không còn quá xa xôi như trước nữa. Trường quê tôi, THPT Lê Lợi nằm nghiêng nghiêng bên con đường tuổi nhỏ ngày nào. Rồi ở tuổi lên năm, trường được xây dựng khang trang hơn, mang tâm thế tự hào của quê hương chiến khu oai hùng, năng động, trẻ trung chuyển mình đổi thay trở thành một trong những lá cờ đầu thi đua của ngành giáo dục tỉnh nhà. Nơi học tập, rèn luyện của hơn 1500 em học sinh mỗi năm từ địa bàn tuyển sinh 5 xã kinh tế mới ngày trước.

Bạn bè mỗi đứa lần lượt cũng về lại công tác trong nhiều cơ quan sở tại, vài đứa tiếp quản hoặc trồng mới vườn cao su, mở trang trại, đôi đứa thành lập doanh nghiệp, kinh doanh vận tải, IT, nhà hàng, làm thương mại, vài đứa vừa công tác vừa tiếp tục học tập… Cuộc sống chúng tôi, cũng như mọi người trên mãnh đất này đã bớt chậc vật hơn, nhiều dịch vụ nơi thành thị đã về tới địa phương; mobile-phone, internet đã không còn là lạ lẫm, xa xỉ. Tư duy và lối sống mới đã góp phần làm quê hương trở mình.

Năm 2014, huyện Bắc Tân Uyên được tách lập từ huyện Tân Uyên trước đó, và đến nay, con đường nhân chứng lịch sử của vùng đất này một lần nữa khoác lên mình diện mạo mới, thênh thang những làn xe rộng, rượp mát rừng cây ven đường, hồng hào gạch lát vĩa hè, hoa Giáng Hương trổ vàng tươi rói, đêm lung linh đèn đủ sắc màu. Quê tôi từ đó bổng chốc vươn mình lớn dậy, những ngõ hẽm ngày xưa đã bê tông, nhựa hóa; Tân Thành thành thị trấn; xã mới Hiếu Liêm là thủ phủ thương hiệu Cam, Quýt; Khu Công nghiệp Đất Cuốc rộn ràng nhịp máy, nhịp đời; Khu du lịch bên bờ Sông Bé trìu mến đón khách; Hồ Đá Bàn lung linh soi mình hoa lữa hàn, hoa vôi vươn trên những chiếc áo thợ đang ngày đêm những công trình mới.

Giờ đây, mọi khoảng cách như gần lại. Chúng tôi, không còn là bọn trẻ con nữa, đã trưởng thành lên rất nhiều, vẫn bên nhau, mỗi đứa một màu áo, mỗi ngành nghề, đã là Tiến sĩ, Thạc sĩ, Kỹ sư, Sĩ quan… hay là chú nông dân hiền hòa nụ cười bên vườn cam, bưởi lưng đồi, vẫn đôi lần cùng nhau ôn lại chặng đường đã đi qua, kiêu hãnh tự nhận là những người con lớn lên cùng mãnh đất quê hương một thời khó nhọc này.

Trong giới hạn 2000 từ không thể đủ để nói hết những tâm tư về sự đổi thay của Bắc Tân Uyên hôm nay nói chung, hay về vùng kinh tế mới này nói riêng. Bỡi đó là cảm nhận bao gồm gần 40 năm của một đời người, cuộc đời gắn liền từng bước đi với mãnh đất này. Chỉ xin chân thành cảm ơn tha thiết đến những gì đã làm đất và người nơi đây hạnh phúc.

In bài viết
Đăng ký | Đăng nhập

Email / Điện thoại

Mật khẩu

Nhớ mật khẩu | Quên mật khẩu

VŨ TUẤN TRÌNH

Điện thoại: 0918. 154511 - hoặc: 0977. 120048
Email: vutuantrinh@moet.edu.vn hoặc trinhvt@leloi.sgdbinhduong.edu.vn 
Địa chỉ: Số 03, đường Tân Thành 37, khu phố 5, Thị trấn Tân Thành, huyện Bắc Tân Uyên, tỉnh Bình Dương.

1
Bạn cần hỗ trợ?