I. Nhận thức chung
1. Pháp luật về trật tự an toàn giao thông
- Pháp luật về trật tự an toàn giao thông là hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành
- Mục đích: nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình tổ chức, thực hiện hoạt động chấp hành và điều hành của các cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức xã hội và công dân trên lĩnh vực trật tự an toàn giao thông.
Thiếu tướng, GS, TS Trần Minh Hưởng, Giám đốc Học viện Cảnh sát phát biểu tại
hội thảo khoa học: hoàn thiện pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ
2. Vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông
- Vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông là hành vi trái pháp luật, có lỗi của người có năng lực thực hiện hành vi, hành vi đó được quy định bởi pháp luật về trật tự an toàn giao thông.
- Để xác định một hành vi có phải là hành vi vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông cần xem xét cụ thể các dấu hiệu sau:
+ Hành vi của người tham gia giao thông là hành vi có thể nhận biết được.
+ Hành vi của người tham gia giao thông trái với quy định của pháp luật về trật tự an toàn giao thông.
+ Có lỗi của người thực hiện hành vi khi tham gia giao thông.
+ Người tham gia giao thông là người có độ tuổi chịu trách nhiệm pháp lý theo quy định, không mắc bệnh tâm thần và có khả năng nhận thức được hậu quả hành vi của mình gây ra.
3. Phòng, chống vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông
- Phòng ngừa vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông là hoạt động của các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội và công dân bằng nhiều hình thức, biện pháp hướng đến việc triệt tiêu các nguyên nhân, điều kiện của vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông
- Mục đích: nhằm ngăn chặn, hạn chế làm giảm và từng bước loại trừ vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông ra khỏi đời sống xã hội.
II. Trách nhiệm của học sinh
1. Trách nhiệm chung
a) Nghĩa vụ của học sinh
- Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định: Công dân có nghĩa vụ tuân theo Hiến pháp và pháp luật tham gia bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội và chấp hành những quy tắc sinh hoạt công cộng (Trích Điều 46).
- Mỗi học sinh là một công dân có các quyền và nghĩa vụ theo quy định pháp luật. Do đó, học sinh có nghĩa vụ thực hiện tốt các quy định pháp luật về trật tự an toàn giao thông.
b) Thực hiện nghiêm các quy định về trật tự an toàn giao thông
* Đối với hoạt động giao thông đường bộ:
- Tuân thủ quy tắc chung: Người tham gia giao thông phải đi bên phải theo chiều đi của mình, đi đúng làn đường, phần đường quy định và phải chấp hành hệ thống báo hiệu đường bộ.
+ Hiệu lệnh của người điều khiển giao thông:
+ Hệ thống tín hiệu đèn giao thông đường bộ thường dùng gồm 3 màu: đèn đỏ, đèn vàng, đèn xanh.
+ Biển báo hiệu đường bộ:
Một số biển báo hiệu đường bộ
- Tuân thủ một số quy định cụ thể:
+ Khi đi bộ phải đi trên hè phố, lề đường trường hợp đường không có hè phố, lề đường thì người đi bộ phải đi sát mép đường. Chỉ được qua đường ở những nơi có các tín hiệu.
+ Khi điều khiển xe đạp, xe gắn máy và xe mô tô hai bánh: Chỉ được chở một người và tất cả mọi người trên xe (trừ xe đạp) phải đội mũ bảo hiểm có cài quai đúng quy cách. Không được đi xe dàn hàng ngang, không sử dụng ô, điện thoại di động, thiết bị âm thanh, không buông cả hai tay hoặc đi xe bằng một bánh. Học sinh đủ 16 tuổi trở lên được lái xe gắn máy có dung tích xi-lanh dưới 50 cm.
* Đối với hoạt động giao thông đường sắt:
- Tuân thủ các quy tắc:
+ Tất cả các phương tiện tham gia giao thông đường bộ phải nhường đường cho phương tiện giao thông đường sắt tại nơi đường sắt giao nhau với đường bộ.
+ Tại nơi đường bộ giao nhau với đường sắt có đèn tín hiệu, rào chắn và chuông báo hiệu, khi có tín hiệu người tham gia giao thông đường bộ phải dừng lại phía phần đường của mình và cách rào chắn một khoảng cách an toàn, khi các tín hiệu ngừng mới được đi qua.
Dừng lại phía phần đường của mình và cách rào chắn một khoảng cách an toàn
+ Tại nơi đường bộ giao nhau với đường sắt không có đèn tín hiệu, rào chắn và chuông báo hiệu, người tham gia giao thông đường bộ phải quan sát cả hai phía, khi thấy chắc chắn không có phương tiện đường sắt đang đi tới mới được đi qua, nếu thấy có phương tiện đường sắt đang đi tới thì phải dừng lại và giữ khoảng cách tối thiểu 5 m tính từ ray gần nhất và chỉ khi phương tiện đường sắt đã đi qua mới được đi.
- Không thực hiện các hành vi sau:
+ Phá hoại công trình đường sắt, phương tiện giao thông đường sắt
+ Xả chất thải không bảo đảm vệ sinh môi trường lên đường sắt, hành lang an toàn như: để vật chướng ngại, đổ chất độc hại, chất phế thải lên đường sắt, để chất dễ cháy, chất dễ nổ
+ Chăn thả súc vật trong phạm vi bảo vệ công trình đường sắt và hành lang an toàn giao thông đường sắt.
+ Đi, đứng, nằm, ngồi hoặc hành vi khác trên đường sắt.
+ Ném đất, đá hoặc vật khác lên tàu hoặc từ trên tàu xuống.
* Đối với hoạt động giao thông đường thuỷ nội địa: Mọi người khi tham gia giao thông phải tuyệt đối tuân theo sự hướng dẫn của thuyền viên, người lái phương tiện
* Đối với hoạt động giao thông đường hàng không: Mọi người khi đi máy bay phải tuyệt đối tuân thủ theo hướng dẫn của tiếp viên hàng không.
2. Hành động cụ thể
- Tuyên truyền, vận động người thân tham gia phòng ngừa vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông.
- Tạo môi trường thân thiện khi tham gia giao thông.
- Giao tiếp, ứng xử có văn hoá.
- Mặc trang phục phù hợp, gọn gàng.
- Giúp đỡ người tham gia giao thông gặp khó khăn.
Em bé dắt bà cụ qua đường
- Sử dụng phương tiện an toàn, sạch đẹp.
- Phối hợp với các lực lượng chức năng để bảo đảm trật tự an toàn giao thông.
- Thể hiện rõ thái độ không đồng tình với các hành vi vi phạm pháp luật về trật tự toàn giao thông.
- Phản ánh, báo cáo cho thầy, cô giáo và nhà trường biết các hành vi vi phạm luật giao thông để có biện pháp phòng, chống phù hợp.
PHÂN TIẾT ĐỂ TÌM HIỂU
[Trong tiết thứ nhất]
I. NHẬN THỨC CHUNG.
1. Pháp luật về trật tự, an toàn giao thông.
Pháp luật về trật tự, an toàn giao thông là những quy phạm hành vi do nhà nước ban hành mà mọi người dân buộc phải tuân theo, nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội và bảo vệ trật tự xã hội trong lĩnh vực giao thông.
Nội dung các văn bản quy phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông điều chỉnh các hoạt động giao thông trên các loại hình giao thông: đường bộ, đường sắt, đường thủy và đường hàng không.
2. Vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông.
Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật, có lỗi của người có năng lực hành vi; hành vi đó được quy định bởi pháp luật vầ trật tự an toàn giao thông. Để xác định một hành vi có phải là vi phạm pháp luật về trât tự an toàn giao thông cần xem xét cụ thể các dấu hiệu sau.
- Hành vi của người tham gia giao thông là hành vi có thể nhận biết được.
- Hành vi của người tham gia giao thông trái với quy định của pháp luật về trật tự an toàn giao thông.
- Người tham gia giao thông là người có độ tuổi chịu trách nhiệm pháp lý theo quy định, không mắc bệnh tâm thần và có khả năng nhận thức được hậu quả hành vi của mình gây ra.
3. Phòng, chống vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông.
- Phòng ngừa vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông là hoạt động của các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội và công dân bằng nhiều hình thức biện pháp hướng đến việc triệt tiêu các nguyên nhân, điều kiện của vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông nhằm ngăn chặn, hạn chế làm giảm và từng bước loại trừ vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông ra khỏi đời sống xã hội.
- Đấu tranh chống vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông là hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước nắm tình hình, phát hiện những hành vi vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông do cá nhân, tổ chức thực hiện, từ đó áp dụng các biện pháp xử lý tương ứng với mức độ của các hành vi vi phạm đó, góp phần bảo đảm trật tự an toàn giao thông.
[Trong tiết thứ hai]
II. TRÁCH NHIỆM CỦA HỌC SINH
1. Trách nhiệm chung
1.1. nghĩa vụ của học sinh:
Hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định : công dân có nghãi vụ tuân theo hiến pháp và pháp luật ; tham gia bảo an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội và chấp hành những quy tắc sinh hoạt công cộng (trích điều 46).
Mỗi học sinh là một công dân có các quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật về trật tự an toàn giao thông.
1.2. Thực hiện nghiêm các quy định về trật tự an toàn giao thông.
* đối với hoạt động giao thong đường bộ :
- Tuân thủ quy tắc chung : Người tham gia giao thông phải đi bên phải theo chiều đi của mình, đi đúng làn đường, phần đường quy định và phải chấp hành hệ thống báo hiệu đường bộ (điều 9). Hệ thống báo hiệu đường bộ gồm: Hệ thống báo hiệu đường bộ gồm hiệu lệnh của người điều khiển giao thông; tín hiệu đèn giao thông, biển báo hiệu, vạch kẻ đường, cọc tiêu hoặc tường bảo vệ, rào chắn.
- Hệ thống báo hiệu đường bộ gồm hiệu lệnh của người điều khiển giao thông; tín hiệu đèn giao thông, biển báo hiệu, vạch kẻ đường, cọc tiêu hoặc tường bảo vệ, rào chắn.
+ Hiệu lệnh của người điều khiển giao thông:
Tay giơ thẳng đứng để báo hiệu cho người tham gia giao thông ở các hướng dừng lại;
Hai tay hoặc một tay dang ngang để báo hiệu cho người tham gia giao thông ở phía trước và ở phía sau người điều khiển giao thông phải dừng lại; người tham gia giao thông ở phía bên phải và bên trái của người điều khiển giao thông được đi;
Tay phải giơ về phía trước để báo hiệu cho người tham gia giao thông ở phía sau và bên phải người điều khiển giao thông phải dừng lại; người tham gia giao thông ở phía trước người điều khiển giao thông được rẽ phải; người tham gia giao thông ở phía bên trái người điểu khiển giao thông được đi tất cả các hướng; người đi bộ qua đường phải đi sau lưng người điều khiển giao thông.
+ Tín hiệu đèn giao thông có ba mầu, quy định như sau:
Tín hiệu xanh là được đi; Tín hiệu đỏ là cấm đi.
Tín hiệu vàng là phải dừng lại trước vạch dừng, trừ trường hợp đã đi quá vạch dừng thì được đi tiếp; trong trường hợp tín hiệu vàng nhấp nháy là được đi nhưng phải giảm tốc độ, chú ý quan sát, nhường đường cho người đi bộ qua đường.
+ Biển báo hiệu đường bộ gồm năm nhóm, quy định như sau:
Biển báo cấm để biểu thị các điều cấm; Biển báo nguy hiểm để cảnh báo các tình huống nguy hiểm có thể xảy ra; Biển hiệu lệnh để báo các hiệu lệnh phải thi hành; Biển chỉ dẫn để chỉ dẫn hướng đi hoặc các điều cần biết; Biển phụ để thuyết minh bổ sung các loại biển báo cấm, biển báo nguy hiểm, biển hiệu lệnh và biển chỉ dẫn.
Vạch kẻ đường là vạch chỉ sự phân chia làn đường, vị trí hoặc hướng đi, vị trí dừng lại.
Cọc tiêu hoặc tường bảo vệ được đặt ở mép các đoạn đường nguy hiểm để hướng dẫn cho người tham gia giao thông biết phạm vi an toàn của nền đường và hướng đi của đường.
Rào chắn được đặt ở nơi đường bị thắt hẹp, đầu cầu, đầu cống, đầu đoạn đường cấm, đường cụt không cho xe, người qua lại hoặc đặt ở những nơi cần điều khiển, kiểm soát sự đi lại.
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định cụ thể về báo hiệu đường bộ.
* Tuân thủ một số quy định cụ thể:
+ khi đi bộ:
+ khi qua đường:
+ khi điều khiển xe đạp, xe gắn máy vè xe mô tô 2 bánh: chỉ được chở 1 người và tất cả mọi người trên xe (trừ xe đap) phải đội nón bảo hhieemr.. không được đi xe dàn hàng ngang; không được sử dụng ô, điện thoại di động, thiết bị âm thanh; không buông cả hai tay hoạc đi xe 1 bánh. Học sinh đủ 16 tuổi trở lên được lái xe gắn máy có dung tích xi lanh dưới 50cm3.
* Đối với hoạt đông giao thông đường sắt:
- Tuân thủ các quy tắc:
Tất cả các phương tiện tham gia giao thông đường bộ phải nhường đường cho phương tiện giao thông đường sắt tại nơi đường sắt giao nhau với đường bộ
Tại nơi đường bộ giao nhau với đường sắt có đèn tín hiệu, rào chắn và chuông báo hiệu, khi đèn tín hiệu màu đỏ bật sáng, có chuông báo hiệu, rào chắn đang dịch chuyển hoạc đã đóng, người tham gia giao thông đường bộ phải dung lại phía phần đường của mình và cách rào chắn một khoảng cách an toàn; khi đèn tín hiệu tắt, rào chắn mở hết, tiếng chuông báo hiệu ngừng mới được đi qua.
Tại nơi đường bộ giao nhau với đường sắt không có đèn tín hiệu, rào chắn và chuông báo hiệu, người tham gia giao thông đường bộ phải quan sát cả 2 phía, khi thấy chắc chắn không có phương tiện đường sắt đang đi tới mới được đi qua, nếu thấy có phương tiện đường sắt đang đi tới thì phải dừng lại và giữ khoảng cách tối thiểu là 5mtinhs từ ray gần nhất và chỉ khi phương tiện đường sắt đã đi qua mới được đi.
* Không thực hiện hành vi sau:
+ Phá hoại công trình đường sắt, phương tiện giao thông đường sắt.
+ Xả chất thải không bảo đảm vệ sinh môi trường lên đường sắt; để vật chướng ngại, đổ chất độc hại, chất phế thải lên đường sắt; để chất dễ cháy, chất dễ nổ trong phạm vi bảo vệ công trình đường sắt và hành lang an toàn giao thông đường sắt.
+ Chăn thả súc vật, họp chợ trên đường sắt, trong phạm vi bảo vệ công trình đường sắt và hành lang an toàn giao thông đường sắt.
+ Đi, đứng, nằm, ngồi hoặc hành vi khác trên đường sắt.
+ Ném đất, đá hoặc vật khác lên tàu hoặc từ trên tàu xuống.
* Đối với hoạt động giao thông đường thủy nội địa:
Mọi người khi tham gia giao thông phải tuyệt đối tuân thủ theo hướng dẫn của thuyền viên, người lái phương tiện.
* Đối với hoạt động giao thông đường không:
Mọi người khi đi máy bay phải tuyệt đối tuân thủ theo hướng dẫn của tiếp viên hàng không.
2. Hành động cụ thể.
- Tuyên truyền, vận động người thân tham gia phòng ngừa vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông.
- Đối tượng tuyên truyền là nười thân trong gia đình; bạn bè…
- Các hình thức tuyên truyền:
+ Tạo môi trường thân thiện khi tham gia giao thông.
+ Giao tiếp, ứng xử co văn hóa.
+ Mặc trang phục phù hợp, gọn gang.
+ giúp đỡ người tham gia giao thông gặp khó khăn.
+ Sử dụng phương tiện an toàn, sạch đẹp.
+ Phối hợp với các lực lượng chức năng, để bảo đảm trật tự an toàn giao thông.
+ Thể hiện rõ thái độ không đồng tình với các hành vi vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông.
+ Phản ánh, báo cáo cho thầy, cô giáo và nhà trường biết các hành vi vi phạm luật giao thông để có biện pháp phòng, chống phù hợp.
Điện thoại: 0918. 154511 - hoặc: 0977. 120048
Email: vutuantrinh@moet.edu.vn hoặc trinhvt@leloi.sgdbinhduong.edu.vn
Địa chỉ: Số 03, đường Tân Thành 37, khu phố 5, Thị trấn Tân Thành, huyện Bắc Tân Uyên, tỉnh Bình Dương.