Điện thoại: 0918154511 - Email: vutuantrinh@moet.edu.vn hoặc trinhvt@leloi.sgdbinhduong.edu.vn
banner_thang_11abanner_thang_11bb28-9-2023do_qpbanner_thang_11cbanner_thang_11d
CHÀO MỪNG BẠN ĐẾN VỚI WEBSITE CÁ NHÂN CỦA THẦY VŨ TUẤN TRÌNH TRƯỜNG THPT LÊ LỢI - BẮC TÂN UYÊN - BÌNH DƯƠNG. CHÚC BẠN CÓ NHỮNG GIÂY PHÚT THẬT THÚ VỊ!

BÀI 3. MA TUÝ, TÁC HẠI CỦA MA TUÝ

       I. QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ PHÒNG CHỐNG MA TÚY

      1. Thế nào là chất ma túy

-  Chất ma tuý là các chất gây nghiện, chất hướng thần được quy định trong danh mục do Chính phủ ban hành.

+ Chất gây nghiện là chất kích thích, ức chế thần kinh dễ gây tình trạng nghiện đối với người sử dụng.

+ Chất hướng thần là kích thích, ức chế thần kinh hoặc gây ảo giác nếu sử dụng nhiều lần có thể dẫn tới tình trạng nghiện đối với người sử dụng.

-  Cây có chứa chất ma túy : cây thuốc phiện, cây coca, cây cần sa và các loại cây khác có chứa chất ma túy do chính phủ ban hành.

-  Người là người sử dụng chất ma túy, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần và bị lệ thuộc vào các chất này.

Tiền chất là hóa chất không thể thiếu trong quá trình điều chế, sản xuất chất ma túy được quy định trong danh mục tiền chất do chính phủ ban hành.

2. Các văn bản pháp luật về phòng, chống ma túy

Công tác phòng, chống ma túy được quy định ở nhiều văn bản pháp luật, trong đó:

- Bộ luật Hình sự năm 2015 Sửa đổi năm 2017 bộ luật này quy định các tội về ma túy tại chương XX, gồm gồm 13 Điều (từ Điều 247 đến Điều 259) quy định về các tội như:  trồng cây thuốc phiện, cây coca, cây cần xa…. ; tội sản xuất trái phép chất ma túy; tội mua bán trái phép chất ma túy; tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy…

- Luật phòng, chống ma túy 2021 gồm 8 chương, 55 điều quy định về phòng, chống ma túy; quản lí người sử dụng trái phép ma túy; cai nghiện; trách nhiệm của cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức trong phòng, chống ma túy; quản lí nhà nước và hợp tác quốc tế về phòng, chống ma túy.

- Luật sử lí vi phạm hành chính năm 2012 : Phần thứ ba ÁP DỤNG CÁC BIỆN PHÁP XỬ LÝ HÀNH CHÍNH (gồm 5 chương, 29 điều từ 98 -118) quy định các biện pháp sử lí hành chính nói chung, trong đó có vi phạm hành chính về ma túy, bao gồm các biện pháp: giáo dục tại địa phương; đưa vào trường giáo dưỡng; đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc; đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.

Nghị định số 167/2013/NĐ-CP điều 21 quy định “vi phạm các quy định về phòng, chống và kiểm soát ma túy”

 

[Trong tiết thứ hai]

II. TÁC HẠI CỦA TỆ NẠN MA TÚY VÀ HÌNH THỨC, CON ĐƯỜNG GÂY NGHIỆN.

1. Tác hại của ma túy

- Đối với người nghiện:

+ Gây tổn hại về sức khoẻ thể chất

+ Gây tổn hại về tinh thần. Các công trình nghiên cứu về người nghiện ma tuý khẳng định rằng nghiện ma tuý gây ra một loại bệnh tâm thần đặc biệt.

+  Gây tổn hại về kinh tế, tình cảm, hạnh phúc gia đình

- Đối với gia đình: Làm tiêu tốn tài sản gia đình, người thân trong gia đình trong trạng thái lo âu, mặc cảm; thường có xung đột, cãi vã, đánh chửi; ảnh hưởng đến giống nòi, …

- Đối với nền kinh tế:

+ Hàng ngàn tỉ đồng bị người nghiện tiêu phí

+ Hàng năm Nhà nước phải chi phí hàng ngàn tỷ đồng cho việc xóa bỏ cây thuốc phiện…

+ Làm suy giảm lực lượng lao động của gia đình và xã hội cả về số lượng và chất lượng…

+ Ảnh hưởng đến tâm lý của các nhà đầu tư nước ngoài, khách du dịch.

+ Làm lũng đoạn và chi phối thị trường tiền tệ các nước

+ Là nguyên nhân hình thành tổ chức Maphia

- Đối với an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội.

+ Xuất nhập cảnh trái phép, phát sinh tội phạm rửa tiền ảnh hưởng đến kinh tế của đất nước.

+ TNMT là nguyên nhân làm nảy sinh, gia tăng tình hình tội phạm trong nước gây ảnh hưởng đến ANTT (trộm, cướp, buôn bán ma túy, buôn bán người, khủng bố...);

+ TNMT là NN, ĐK nảy sinh, phát triển các TNXH khác (mại dâm, cờ bạc...);

+ Gây bất ổn về tâm lý cho QCND trên địa bàn.

2. Đặc điểm, dấu hiệu nhận biết học sinh nghiện ma túy.

Người nghiện ma túy thường bị rối loạn về tâm lý, thể chất và nhân cách, rất khó từ bỏ ma túy và dễ bị tái nghiện.

Người nghiện ma túy thường tụ tập bạn bè, đi chơi về khuya, dạy muộn, ngày ngủ nhiều, ; tính khí thất thương, lo lắng, bồn chồn, thường xuyên có biểu hiện chống đối, cáu gắt ; thích ở 1 mình, lười lao động, luôn trong tình trạng uể oải, mệt mỏi, chán ăn, không chăm lo vệ sinh cá nhân ; có nhu cầu tiêu tiền ngày một nhiều ; dễ bị kích động, không làm chủ hành vi, ảo giác, manh động, bạo lực.

Tuy nhiên, để có cơ sở chắc chắn hon khi xác định thì cần đưa người có biểu hiệu đến cơ sở y tế để kiểm tra.

3. Hình thức con đường gây nghiện ma túy

Sử dụng lần đầu tiên -> Thỉnh thoảng sử dụng-> sử dụng thường xuyên -> Sử dụng do phụ thuộc.

Quá trình mắc nghiện: Lâu hay mau phụ thuộc vào các yêu tố : Độc tính của chất ma túy; Tần suất sử dụng ; Hình thức sử dụng (tiêm chích, hút, hít, uống) ; Thái độ của người sử dụng.

* Một số nguyên nhân dẫn đến nghiện các chất ma tuý

- Nguyên nhân khách quan

+ Do ảnh hưởng của mặt trái cơ chế thị trường, lối sống thực dụng, buông thả... một số học sinh không làm chủ được bản thân.

+ Sự tác động của lối sống thực dụng, văn hoá phẩm độc hại dẫn đến một số em có lối sống chơi bời, trác táng, tham gia vào các tệ nạn xã hội.

+ Sự phối hợp giữa gia đình, nhà trường, xã hội trong quản lý học sinh, sinh viên ở một số địa phương chưa thực sự có hiệu quả.

+ Công tác quản lý địa bàn dân cư ở một số địa phương chưa tốt. 

+ Do một bộ phận các bậc cha mẹ thiếu quan tâm đến việc học tập, sinh hoạt của con, em.

- Nguyên nhân chủ quan:

+ Do thiếu hiểu biết về tác hại của ma tuý, nên nhiều em học sinh bị những đối tượng xấu kích động, lôi kéo sử dụng ma tuý, tham gia vận chuyển, mua bán ma tuý.

+ Do muốn thoả mãn tính tò mò của tuổi trẻ, thích thể hiện mình, nhiều em đã chủ động đến với ma tuý.

+ Do tâm lý đua đòi, hưởng thụ; nhiều em học sinh có lối sống buông thả . Một số trường hợp do hoàn cảnh gia đình bất lợi. 

III. TRÁCH NHIỆM CỦA HỌC SINH TRONG PHÒNG, CHỐNG MA TÚY

1. Nhận thức.

Nhận thức đầy đủ về hậu quả và tác động của ma túy; chủ động bảo vệ bản thân; không sử dụng ma túy dưới bất kì hình thức nào.

2. Trách nhiệm cá nhân.

- Nghiêm túc thực hiện chương trình giáo dục và phòng, chống ma túy; phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống ma túy cho học sinh do nhà trường tổ chức.

- Học tập, nghiên cứu nắm vững những quy định của pháp luật đối với công tác phòng, chống ma tuý và nghiêm chỉnh chấp hành. Không sử dụng ma tuý dưới bất kỳ hình thức nào.

- Không tàng trữ, vận chuyển, mua bán hoặc làm những việc khác liên quan đến ma tuý. Khuyên nhủ bạn học, người thân của mình không sử dụng ma tuý hoặc tham gia các hoạt đông vận chuyển, mua bán ma tuý. Khi phát hiện những học sinh, sinh viên có biểu hiện sử dụng ma tuý hoặc nghi vấn buôn bán ma tuý phải báo cáo kịp thời cho Thầy, Cô giáo để có biện pháp ngăn chặn.

- Nâng cao cảnh giác tránh bị đối tượng xấu rủ rê, lôi kéo vào các việc làm phạm pháp, kể cả việc sử dụng và buôn bán ma tuý. Có ý thức phát hiện những đối tượng có biểu hiện nghi vấn dụ dỗ học sinh, sinh viên sử dụng ma tuý hoặc lôi kéo học sinh, sinh viên vào hoạt động vận chuyển, mua bán ma tuý; báo cáo kịp thời cho Thầy, Cô giáo hoặc cán bộ có trách nhiệm của nhà trường. Phát hiện những đối tượng bán ma tuý xung quanh khu vực trường học và kịp thời báo cáo cho Thầy, Cô giáo, cán bộ nhà trường. Tích cực tham gia phong trào phòng, chống ma tuý do nhà trường, tổ chức đoàn, tổ chức hội phụ nữ phát động.

- Hưởng ứng và tham gia thực hiện những công việc cụ thể, góp phần thực hiện nhiệm vụ phòng, chống ma tuý tại nơi cư trú, tạm trú do chính quyền địa phương phát động.

In bài viết
Đăng ký | Đăng nhập

Email / Điện thoại

Mật khẩu

Nhớ mật khẩu | Quên mật khẩu

VŨ TUẤN TRÌNH

Điện thoại: 0918. 154511 - hoặc: 0977. 120048
Email: vutuantrinh@moet.edu.vn hoặc trinhvt@leloi.sgdbinhduong.edu.vn 
Địa chỉ: Số 03, đường Tân Thành 37, khu phố 5, Thị trấn Tân Thành, huyện Bắc Tân Uyên, tỉnh Bình Dương.

1
Bạn cần hỗ trợ?