Điện thoại: 0918154511 - Email: vutuantrinh@moet.edu.vn hoặc trinhvt@leloi.sgdbinhduong.edu.vn
banner_thang_11abanner_thang_11bb28-9-2023do_qpbanner_thang_11cbanner_thang_11d
CHÀO MỪNG BẠN ĐẾN VỚI WEBSITE CÁ NHÂN CỦA THẦY VŨ TUẤN TRÌNH TRƯỜNG THPT LÊ LỢI - BẮC TÂN UYÊN - BÌNH DƯƠNG. CHÚC BẠN CÓ NHỮNG GIÂY PHÚT THẬT THÚ VỊ!

BÀI 1: LỊCH SỬ, TRUYỀN THỐNG LỰC LƯỢNG VŨ TRANG NHÂN DÂN VIỆT NAM.

PHẦN 1:

NỘI DUNG BÀI HỌC

 

I. LỊCH SỬ, BẢN CHẤT, TRUYỀN THỐNG QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM

1. Lịch sử Quân đội Nhân dân Việt Nam:

a. Những năm đầu cách mạng giai đoạn 1930 – 1945:

     - Quân đội là công cụ bạo lực sắc bén của đảng, và bạo lực cách mạng là phương tiện để lật đổ chế độ thực dân dành chính quyền về tay nhân dân và Trong chính cương vắn tắt của Đảng tháng 2/1930, đã đề cập tới việc “Tổ chức ra quân đội công nông” và Trong Luận Cương Chính Trị tháng 10/1930, xá định nhiệm vụ: “Vũ trang cho công nông”, “Lập quân đội công nông”, “Tổ chức đội tự vệ công nông”.

Lý thuyết GDQP 10 Kết nối tri thức Bài 1: Lịch sử, truyền thống của lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam

Đội du kích Bắc Sơn (Ảnh tư liệu)

- Cơ sở thực tiễn và sự hình thành Quân đội Nhân dân Việt Nam:

+ Trong cao trào Xô Viết – Nghệ tĩnh, tự vệ đỏ ra đời. Đó là nền móng đầu tiên của Lực lượng vũ trang cách mạng, của quân đội cách mạng nước ta.

+ Từ cuối năm 1939, cách mạng Việt Nam chuyển hướng chỉ đạo chiến lược, đặt nhiêm vụ trọng tâm vào giải phóng dân tộc, tích cực chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền.

+ Ngày 22/12/1944, theo Chỉ thị của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân được thành lập tại Cao Bằng. Đội gồm 34 người (3 nữ), có 34 khẩu súng đủ các loại, do đồng chí Võ Nguyên Giáp tổ chức lãnh đạo, chỉ huy.

+ Nghệ thuật quân sự của ta trong giai đoạn này chủ yếu vận dụng lối đánh du kích, bí mật, nhanh chóng, di chuyển linh hoạt.

+ Tháng 4/1945, Hội nghị quân sự Bắc Kì của Đảng đã quyết định hợp nhất các tổ chức vũ trang trong nước thành Việt Nam Giải phóng quân.

+ Trong cách mạng tháng 8/1945, Việt Nam giải phóng quân mới có 5000 người, vũ khí gậy tày, súng kíp, đã hăng hái cùng toàn dân chiến đấu giành chính quyền.

b. Trong kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 – 1954):

- Quá trình phát triển: Quân đội phát triển nhanh, từ các đơn vị du kích, đơn vị nhỏ, phát triển thành các đơn vị chính quy.

+ Cách mạng tháng 8 thành công, Việt Nam giải phóng quân được đổi tên thành Vệ quốc Đoàn.

+ Ngày 22/5/1946, chủ tịch Hồ Chí Minh kí sắc lệnh số 71/SL về quân đội quốc gia Việt Nam.Năm 1950, quân đội quốc gia đổi tên thành Quân đội Nhân dân Việt Nam.

+ Ngày 28/8/1949 thành lập đại đoàn bộ binh 308, là đại đoàn chủ lực đầu tiên của Quân đội Nhân dân Việt Nam.

- Quân đội chiến đấu, chiến thắng:

+ Chiến thắng Việt Bắc- Thu Đông 1947.

+ Từ thu đông 1947 đến đầu năm 1950, quân ta mở 30 chiến dịch lớn nhỏ trên khắp các chiến trường cả nước. Qua 2 năm chiến đấu “Ta đã tiến bộ nhiều về phương tiện tác chiến cũng như về phương diện xây dựng lực lượng”.

+ Sau chiến dịch Biên Giới (1950), quân dân ta mở liên tiếp các chiến dịch và phối hợp với quân giải phóng Pa Thét Lào mở chiến dịch Thượng Lào.

+ Đông xuân 1953 – 1954, quân và dân ta thực hiện tiến công trên chiến lược trên chiến trường toàn quốc, mở chiến dịch Điện Biên Phủ. Sau 55 ngày chiến đáu, quân ta đã tiêu diệt hoàn toàn tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ.

Lý thuyết GDQP 10 Kết nối tri thức Bài 1: Lịch sử, truyền thống của lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam

Biểu tượng của chiến thắng Điện Biên Phủ (1954)

- Tên gọi qua các thời kì:

+ Vệ quốc đoàn (11/1945 - 5/1946);

+ Quân đội Quốc gia Việt Nam (5/1946 – 1950)

+ Quân đội nhân dân Việt Nam từ năm 1950 đến nay.

c. Trong kháng chiến chống đế quốc Mĩ xâm lược:

- Quân đội Nhân dân phát triển mạnh:

+ Các quân chủng, binh chủng ra đời.

+ Hệ thống nhà trường quân đội được xây dựng.

+ Có lực lượng hậu bị hùng hậu, một lớp thanh niên có sức khoẻ, có văn hoá vào quân đội theo chế độ Nghĩa vụ quân sự.

- Quân đội Nhân dân chiến đấu, chiến thắng vẻ vang. Quân đội Nhân dân thực sự làm nòng cốt cho toàn dân đánh giặc.

+ Cùng nhân dân đánh bại các chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”, “Chiến tranh cục bộ”, “Việt Nam hoá chiến tranh” của đế quốc Mĩ.

+ Đánh thắng 2 cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân, hải quân của Mĩ, bảo vệ miền bắc Xã hội chủ nghĩa.

+ Mùa xuân năm 1975, quân dân ta mở cuộc tổng tiến công và nổi dậy, đỉnh cao là chiến dịch Hồ Chí Minh. Thực hiện trọn vẹn di chúc của Chủ Tịch Hồ Chí Minh “Đánh cho Mĩ cút, đánh cho Nguỵ nhào”. 

Lý thuyết GDQP 10 Kết nối tri thức Bài 1: Lịch sử, truyền thống của lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam

Xe tăng của Quân Giải phóng tiến vào dinh Độc lập (30/4/1975)

d. Sau khi đất nước thống nhất:

- Đất nước thống nhất, cả nước thực hiện nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam Xã hội chủ nghĩa.

- Quân đội Nhân dân Việt Nam tiếp tục xây dựng theo hướng cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại; trong đó có một số quân chủng, binh chủng, lực lượng tiến thẳng lên hiện đại; làm nòng cốt bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; góp phần quan trọng vào giữ gìn môi trường hòa bình, ổn định để xây dựng và phát triển đất nước.

- Ngày 17/10/1989, Đảng ta quyết định lấy ngày 22/12/1944 là ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam, đồng thời là ngày hội Quốc phòng toàn dân.

2. Bản chất và của quân đội nhân dân Việt Nam:

- Quân đội nhân dân Việt Nam mang bản chất của giai cấp công nhân, tính nhân dân và tính dân tộc, đặt dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng; Luôn tuyệt đối trung thành với Đảng, Tổ quốc, nhân dân và chế độ xhcn.

- Sự trung thành của Quân đội Nhân dân Việt nam, trước hết thể hiện trong chiến đấu vì mục tiêu, lí tưởng của Đảng là độc lập dân tộc và Chủ nghĩa Xã hội. Mục tiêu lí tưởng của Đảng trở thành niềm tin, lẽ sống của Quân đội Nhân dân.

- Đảng lãnh đạo Quân đội Nhân dân theo nguyên tắc “tuyệt đối trực tiếp về mọi mặt”. Tổ chức Đảng trong quân đội được thực hiện theo hệ thống dọc từ trung ương đến cơ sở.

- Khái quát và ngợi khen quân đội ta, Bác Hồ nói: “Quân đội ta trung với Đảng, hiếu với dân, sẵn sàng chiến đấu hi sinh vì độ lập tự do của tổ quốc, vì Chủ nghĩa Xã hội, nhiệm vụ nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng”.

3. Truyền thống của quân đội nhân dân Việt Nam)

- Truyền thống: Trung thành vô hạn với Tổ quốc Việt Nam Xã hội chủ nghĩa, với Đảng với nhà nước và nhân dân;

- Quyết chiến, quyết thắng, biết đánh, biết thắng;

- Gắn bó máu thịt với nhân dân;

Lý thuyết GDQP 10 Kết nối tri thức Bài 1: Lịch sử, truyền thống của lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam

Quân đội nhân dân tham gia hỗ trợ nhân dân thành phố Hồ Chí Minh, Trong công tác phòng – chống dịch Covid-19

- Nội bộ đoàn kết thống nhất, kỉ luật tự giác, nghiêm minh;

- Độc lập, tự chủ, tự cường, cần kiệm xây dựng quân đội, xây dựng đất nước, tôn trọng và bảo vệ của công;

- Sống trong sạch, lành mạnh có văn hóa, trung thực, khiêm tốn, giản dị, lạc quan;

- Đoàn kết quốc tế, trong sáng, thủy chung, chí nghĩa chí tình.

Lý thuyết GDQP 10 Kết nối tri thức Bài 1: Lịch sử, truyền thống của lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam

Quân đội nhân dân Việt Nam tham gia lực lượng giữ gìn hòa bình tại Nam Su-đan

 

 

II. LỊCH SỬ, BẢN CHÂT, TRUYỀN THỐNG CÔNG AN NHÂN DÂN

1. Lịch sử Công an Nhân dân Việt Nam.

a. Thời kì hình thành 1930-1945

- Tiền thân của Công an nhân dân: Đội tự vệ đỏ; đội tự vệ công nông; Ban công tác đội; Đội tự vệ cứu quốc; Đội danh dự trừ gian; Đội trinh sát; Đội hộ lương diệt ác. => Đây là các tổ chức tiền thân của lực lượng Công an Nhân dân cùng nhân dân tham gia khởi tổng nghĩa giành chính quyền, Đồng thời bảo vệ thành công ngày quốc khánh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (2/9/1945).

- Sau khi cách mạng tháng 8/1945 thành công. yêu cầu bảo vệ chính quyền cách mạng được đặc biệt coi trọng.

Ngày 19/8/1945, dưới sự chỉ đạo của Đảng, lực lượng công an được thành lập để cùng với các lực lượng khác bảo vệ thành quả cách mạng.

- Ở bắc bộ đã thành lập: sở liêm phóng và sở cảnh sát.

- Ở trung bộ thành lập Sở trinh sát

- Ở Nam bộ thành lập Quốc gia tự vệ cuộc.

- Ở các tỉnh thành lập: Ti liêm phóng và ti cảnh sát.

Lý thuyết GDQP 10 Kết nối tri thức Bài 1: Lịch sử, truyền thống của lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam

Đội trinh sát - Sở Công an Bắc Bộ điều tra khám phá vụ án số 7 phố Ôn Như Hầu, Hà Nội ngày 12/7/1946

b. Thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 – 1954):

- Ngày 21/02/1946 Chủ tịch Hồ Chí Minh kí sắc lệnh 23-SL hợp nhất sở cảnh sát cà sở liêm phóng toàn quốc thành Việt Nam công an vụ. có nhiệm vụ tìm hiểu, tập trung tin tức, tài liệu liên quan đến an toàn quốc gia, thực hiện lời kêu gọi của Bác Hồ toàn Quốc kháng chiến, công an nhân dân đấu tranh chống phản cách mạng, bảo vệ an ninh trật tự vùng hậu phương.

- Đầu năm 1947, nha Công an Trung ương được chấn chỉnh về tổ chức gồm: Văn phòng, Ti điệp báo. Ti chính trị, Bộ phận an toàn khu.

- Tháng 6/1949, nha Công an Trung ương tổ chức hội nghị điều tra toàn quốc. Ngày 28/2/1950, sát nhập bộ phận tình báo quân đội vào nha Công an.

- Trong chiến dịch điên biên phủ, Công an có nhiệm vụ bảo vệ các lực lượng tham gia chiến dịch, bảo vệ dân công, bảo vệ giao thông vận tải, bảo vệ kho tàng... góp phần làm nên chiến thắng Điên Biên Phủ lịch sử.

- Xuất hiện nhiều tấm gương: chị Võ Thị Sáu, Trần Việt Hùng, Trần Văn Châu...

c. Thời kì kháng chiến chống đế quốc Mĩ (1954 – 1975):

      - Công an nhân dân góp phần ổn định an ninh, khôi phục kinh tế, cải tạo xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, giữ gìn và phát triển lực lượng ở miền Nam, tham gia đánh bại các chiến lược của đế quốc Mỹ.

 - Từ năm 1973 – 1975, Công an nhân dân Việt Nam cùng cả nước dốc sức giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

- Công việc cụ thể trong từng giai đoạn: 

+ Giai đoạn từ năm 1954 – 1960: ổn định an ninh, chống phản cách mạng, phục vụ công cuộc khôi phục kinh tế, cải tạo Xã hội chủ nghĩa.

+ Giai đoạn từ năm 1961 – 1965: tăng cường xây dựng lực lượng, góp phần đánh thắng chiến lược “Chiến tranh dặc biệt”

+ Giai đoạn từ năm 1965 – 1968: Giữ gìn an ninh chính trị, góp phần đánh bại chiến lược “Chiến tranh cục bộ”

+ Giai đoạn từ năm 1969 – 1973: Giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, làm phá sản chiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh”

+ Giai đoạn từ năm 1973 – 1975: cùng cả nước dốc sức giải phóng miền nam, thống nhất đất nước.

Lý thuyết GDQP 10 Kết nối tri thức Bài 1: Lịch sử, truyền thống của lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam

Công an Hà Nội bắt phi công Mỹ, năm 1972

 

d. Giai đoạn xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam Xã hội chủ nghĩa từ 1975 đến nay:

- Năm 1976, bộ công an và một phần bộ nội vụ hợp nhất thành bộ nội vụ, Công an Nhân dân  vừa chống phản động vừa tập trung giáo dục cải tạo thực hiện nhiệm vụ tiếp quản; đấu tranh chống địch địchlợi dụng các vấn đề dân tộc, tôn giáo, phòng, chống bạo loạn, chống chiến tranh xâm lược biên giới Tây nam và chiến tranh biên giới phía Bắc; đấu tranh phòng, chống tội phạm, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội. Năm 1998 bộ nội vụ đổi tên thành Bộ công an.

- Hiện nay Công an Nhân dân  là lực lượng nòng cốt giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, đấu tranh làm thất bại âm mưu và hoạt động chống phá cách mạng của các thế lực thù địch; cùng với lực lượng quân đội và dân quân tự vệ làm nòng cốt trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam Xã hội chủ nghĩa.

Lý thuyết GDQP 10 Kết nối tri thức Bài 1: Lịch sử, truyền thống của lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam

Hình ảnh những chiến sĩ công an đang trấn áp tội phạm

2. Bản chất của Công an Nhân dân Việt Nam.

- Công an Nhân dân Việt Nam mang bản chất của giai cấp công nhân, tính nhân dân và tính dân tộc;

- Công an Nhân dân Việt Nam đặt dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng; luôn tuyệt đối trung thành với Đảng, Tổ quốc, nhân dân và chế độ Xã hội chủ nghĩa.

3. Truyền thống của Công an Nhân dân Việt Nam.

a. Trung thành thuyệt đối với sự nghiệp của Đảng:

Công an Nhân dân chiến đấu vì mục tiêu, lí tưởng của Đảng và trở thành công cụ bạo lực sắc bén của nhà nước trong việc chống thù trong giặc ngoài, bảo vệ an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội, trung thành với mục tiêu, nhiệm vụ cách mạng qua từng thời kì.

b. Vì nhân dân phục vụ, dựa vào dân làm việc và chiến đấu:

- Công an nhân dân Việt Nam từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu đã lập bao chiến công hiển hách trong lịch sử xây dựng và chiến đấu của mình.

- Chiến công: bắt gián điệp, khám phá phần tử phản động trong nước, những cuộc chiến đấu cam go quyết liệt với kẻ cầm đầu gây rối trật tự an ninh xã hội.

Công an Nhân dân  láy sự bình yên cuộc sống làm mục tiêu phục vụ và lấy sự gắn bó phối hợp cùng nhân dân là điều kiện hoàn thành nhiệm vụ.

Lý thuyết GDQP 10 Kết nối tri thức Bài 1: Lịch sử, truyền thống của lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam

 

 

      c. Độc lập tự chủ, tự cường và tiếp thu vận dụng sáng tạo những kinh nghiệm bảo vệ an ninh, trật tự và những thành tựu khoa học – công nghệ phục vụ công tác và chiến đấu:

- Công an Nhân dân  Việt Nam đã phát huy đầy đủ các nhân tố nội lục, làm nên sức mạnh giành thắng lợi.

- Với tinh thần “người Việt Nam phải tự giải phóng lấy mình, tự cứu mình trước khi chờ cứu” Công an Nhân dân  đã tích cực, chủ động bám trụ, nắm địa bàn, chủ động phát hiện những dấu tích tội phạm.

- Phương tiện trong tay lực lượng CA mặc dù chưa phải là hiện đại, thậm chí rất thô sơ nhưng đã biết tận dụng, vận dụng và sáng tạo trong những hoàn cảnh điều kiện nhất định, thực hiện nhiệm vụ một cách có hiệu quả nhất.

d. Tận tuỵ trong công việc, cảnh giác, bí mật, mưu trí, sáng tạo, dũng cảm, kiên quyết, khôn khéo trong chiến đấu:

- Kẻ thù chống phá cách mạng thường sử dụng trăm phương ngàn kế với những thủ đoạn rất tinh vi, xảo quyệt.

- Để đánh thắng kẻ thù lực lượng công an phải luôn tận tuỵ với công việc, cảnh giác, bí mật mưu trí. Tận tuỵ trong công việc giúp công an điều tra, xét hỏi, nắm bằng chứng được chính xác và chuẩn bị chứng cứ để bắt đúng kẻ phạm tội.

e. Quan hệ hợp tác quốc tế trong sáng thuỷ chung, nghĩa tình:

- Đây là những phẩm chất không thể thiếu giúp Công an Nhân dân  hoàn thành nhiệm vụ.

- Thể hiện tập trung nhất về sự hợp tác quốc tế là sự phối hợp công tác của công an 3 nước Đông Dương: Việt Nam, Lào, Campuchia trong 2 cuộc kháng chiến.

- Lực lượng intepol Việt Nam đa phối hợp với lực lượng Intepol quốc tế để điều tra, truy bắt những tên tội phạm quốc tế và những vụ án ma tuý lớn…

Lý thuyết GDQP 10 Kết nối tri thức Bài 1: Lịch sử, truyền thống của lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam

Trung tướng Nguyễn Thanh Sơn trao trang thiết bị y tế của Bộ Công an Việt Nam hỗ trợ Bộ Công an nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào

 

III. LỊCH SỬ, TRUYỀN THỐNG CỦA DÂN QUÂN TỰ VỆ.

1. Lịch sử Dân quân Tự vệ.

a. Thời kì hình thành (1935-1945):

Ngày 28 tháng 3 năm 1935, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ nhất ra “Nghị quyết về đội tự vệ” được coi là ngày thành lập Dân quân tự vệ Việt Nam và đã cùng toàn dân tiến hành thắng lợi cuộc tổng khởi nghĩa và dành chính quyền tháng 8-1945.

b. Trong kháng chiến chống Pháp 1945-1954

Ngày 19/12/1946, hưởng ứng lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của chủ tịch Hồ Chí Minh, lực lượng dân quân tự vệ ngày càng phát triển, làm nòng cốt cho toàn dân đánh giặc, thực hiện chiến tranh du kích ở địa phương.

Lý thuyết GDQP 10 Kết nối tri thức Bài 1: Lịch sử, truyền thống của lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam

Cảm tử quân sẵn sàng lao bom ba càng diệt địch, năm 1946

c. Giai đoạn kháng chiến chống Mĩ 1954-1975

Lực lượng dân quân du kích hai miền Nam, Bắc kết hợp cùng quân đội luôn chủ động đánh địch; vận dụng các hình thức đánh địch; vận dụng các hình thức đánh địch trên cả ba vùng chiến lược, kết hợp chặt chẽ đấu tranh chính trị với đáu tranh vũ trang, tiến công địch bằng ba mũi giáp công, cùng toàn Đảng, toàn dân và toàn quân làm nên chiến thắng 30/4/1975 giải phóng miền Nam, thống nhất đát nước.

d. Từ năm 1975 đến nay.

Dân quân tự vệ trong cả nước từng bước phát triển cả về số luộng, chất lượng, biên chế trang bị; hoạt động ngày càng  gắn chặt với cơ sở vũng mạnh toàn diện, xây dựng khu vực phòng thủ, tang cường quốc phòng, an ninh ở địa phương.   Phối hợp với các lực lượng giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.

 2. Truyền thống của lực lượng Dân quân tự vệ

      - Dưới sự lãnh đạo của Đảng, Dân quân tự vệ đã hết lòng trung thành với Tổ quốc, với nhân dân, với sự nghiệp cách mạng của Đảng.

      - Trong chiến tranh cách đánh du kích của Dân quân tự vệ đã trở thành di sản vô giá trong kho tàng Nghệ thuật quân sự Việt Nam.

 

 

----------------------------------------------------------------------

 

 

PHẦN 2:

HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI SÁCH GIÁO KHOA

(Bộ sách Kết nối tri thức)

A. Phần KHỞI ĐỘNG

Khởi động 1: (trang 5): Quan sát hình 1.1 và cho biết lực lượng vũ trang nhân dân gồm những thành phần nào?

Lời giải:

- Lực lượng vũ trang nhân dân gồm:

+ Quân đội nhân dân;

+ Công an nhân dân;

+ Dân quân tự vệ.

      Khởi động 2 (trang 5): Hãy kể về những người thân hoặc người xung quanh hoạt động trong lĩnh vực lực lượng vũ trang nhân dân

Lời giải:

(*) Học sinh căn cứ vào hoàn cảnh thực tế để trả lời.

- Ví dụ: Bố em là cảnh sát, chú em là bộ đội,...

 

B. Phần KHÁM PHÁ

I. Lịch sử, bản chất, truyền thống của Quân đội nhân dân Việt Nam

Câu hỏi trang 6: Hãy lựa chọn hình ảnh có nội dung phù hợp với từng đoạn văn

Hãy lựa chọn hình ảnh có nội dung phù hợp với từng đoạn văn

Lời giải:

- Hình d phù hợp với đoạn văn A.

- Hình c phù hợp với đoạn văn B

- Hình b phù hợp với đoạn văn C

- Hình a phù hợp với đoạn văn D

Câu hỏi trang 7 GDQP 10: Quân đội nhân dân Việt Nam mang bản chất của giai cấp nào?

Lời giải:

- Quân đội nhân dân Việt Nam mang bản chất của giai cấp công nhân.

Câu hỏi trang 7 GDQP 10: Hãy nêu các truyền thống của quân đội nhân dân Việt Nam?

Lời giải:

+ Truyền thống của Quân đội nhân dân Việt Nam

+ Trung thành vô hạn với Tổ Quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, với Đảng, Nhà nước và nhân dân

+ Quyết chiến, quyết thắng, biết đánh, biết thắng.

+ Gắn bó máu thịt với nhân dân, quân với dân một ý chí

+ Đoàn kết nội bộ, cán bộ, chiến sĩ bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ, thương yêu giúp đỡ nhau

+ Kỉ luật tự giác, nghiêm minh, độc lập tự chủ, tự lực tự cường, cần kiệm, tôn trọng và bảo vệ của công.

+ Sống trong sach, lành mạnh, có văn hóa, trung thực, khiêm tốn, giải dị, lạc quan.

+ Đoàn kết quốc tế trong sáng, thuỷ chung, chí nghĩa chí tình.

II. Lịch sử, bản chất, truyền thống của Công an nhân dân Việt Nam

Câu hỏi trang 8 GDQP 10:Hãy nêu các thời kì xây dựng, chiến đấu và trưởng thành của công an nhân dân?

Lời giải:

Các thời kì xây dựng, chiến đấu và trưởng thành của công an nhân dân:

- Thời kì hình thành (1930 - 1945)

     + Đảng ta đã thành lập các đội Tự vệ đỏ, Tự vệ công nông, Danh dự trừ gian, Danh dự Việt Minh,... để ngăn chặn, làm thất bại các hoạt động phá hoại của địch, bảo vệ thành quả cách mạng.

     + Ngày 19/8/1945 Công an nhân dân được thành lập, có nhiệm vụ cùng với các lực lượng khác bảo vệ thành quả cách mạng

     - Thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp (9/1945 - 1954)

     + Công an nhân dân bảo vệ an ninh, an toàn cho chính quyền cách mạng, nhân dân, các lực lượng tham gia chiến đấu

    + Công an nhân dân cùng với các lực lượng khác và nhân dân cả nước làm nên chiến thắngtrong Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử.

     - Thời kì kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954 - 1975)

    + Công an nhân dân góp phần ổn định an ninh, khôi phục kinh tế, cải tạo xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, giữ gìn và phát triển lực lượng ở miền Nam, tham gia đánh bại các chiến lược của đế quốc Mỹ.

     + Từ năm 1973 - 1975, Công an nhân dân Việt Nam cùng cả nước dốc sức giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

     - Thời kì xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa (1975 - nay)

    + Công an nhân dân là lực lượng nòng cốt giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động chống phá cách mạng của các thế lực thù địch

     + Cùng với lực lượng quân đội và Dân quân tự vệ làm nòng cốt trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Câu hỏi trang 8 GDQP 10:Những nhiệm vụ và chiến công nổi bật của công an nhân dân qua từng thời kì là gì?

Lời giải:

Những nhiệm vụ và chiến công nổi bật của công an nhân dân qua từng thời kì

- Thời kì hình thành (1930 - 1945)

+ Nhiệm vụ: cùng với các lực lượng khác bảo vệ thành quả cách mạng

+ Chiến công: ngăn chặn, làm thất bại các hoạt động phá hoại của địch, bảo vệ thành quả cách mạng.

- Thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp (9/1945 - 1954)

+ Nhiệm vụ: bảo vệ an ninh, an toàn cho chính quyền cách mạng, nhân dân

+ Chiến công: công an nhân dân góp phần làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ

- Thời kì kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954 - 1975)

     + Nhiệm vụ: ở miền Bắc, công an nhân dân góp phần ổn định an ninh, khôi phục kinh tế, cải tạo xã hội chủ nghĩa; ở miền Nam, lực lượng công an nhân dân tham gia đánh bại các chiến lược của đế quốc Mỹ.

+ Chiến công: công an nhân dân góp phần làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ trên không; Đại thắng mùa Xuân năm 1975…

- Thời kì xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa (1975 - nay)

     + Nhiệm vụ:giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động chống phá cách mạng của các thế lực thù địch

Chiến công: góp phần bảo vệ vững chắc sự ổn định chính trị - xã hội; độc lập, chủ quyền của nhà nước Việt Nam.

Câu hỏi trang 8 GDQP 10: Hãy nêu bản chất của công an nhân dân Việt Nam?

Lời giải:

- Công an nhân dân Việt Nam mang bản chất giai cấp công nhân

     Câu hỏi trang 9 GDQP 10: Hãy nêu truyền thống của công an nhân dân Việt Nam? Hãy sưu tầm thêm những hình ảnh về lịch sử, truyền thống của công an nhân dân Việt Nam?

Lời giải:

Tuyền thống của công an nhân dân Việt Nam

     - Tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với Đảng Cộng sản Việt Nam, với Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nhân dân Việt Nam

     - Chiến đấu anh dũng không ngại hi sinh vì nền độc lập, tự do, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, vì an ninh Tổ quốc

      - Công an nhân dân từ nhân dân mà ra, gắn bó chặt chẽ với nhân dân, vì nhân dân phục vụ, dựa vào dân để làm việc và chiến đấu thắng lợi

      - Công an nhân dân không ngừng tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất đạo đức, phát huy cao độ tinh thần độc lập, tự chủ, tự lực, tự cường, phối hợp hiệp đồng chặt chẽ với các cấp, các ngành, các lực lượng;

       - Nêu cao tinh thần đoàn kết quốc tế trong sáng, thuỷ chung, có nghĩa, có tình.

Câu hỏi trang 9 GDQP 10: Hãy nêu bản chất của công an nhân dân Việt Nam?

Lời giải:

Một số hình ảnh về về lịch sử, truyền thống của công an nhân dân

     - Hình 1. Trung tướng Nguyễn Thanh Sơn trao trang thiết bị y tế của Bộ Công an Việt Nam hỗ trợ Bộ Công an nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào

Một số hình ảnh về về lịch sử, truyền thống của công an nhân dân

- Hình 2: Cán bộ, học viên Học viện Cảnh sát Nhân dân tăng cường tham gia hỗ trợ phòng, chống dịch bệnh Covid-19

Một số hình ảnh về về lịch sử, truyền thống của công an nhân dân

 

III. Lịch sử, truyền thống của Dân quân tự vệ

Câu hỏi trang 10 GDQP 10:Hãy nêu sự phát triển của dân quân tự vệ qua các thời kì?

Lời giải:

Sự phát triển của dân quân tự vệ qua các thời kì

- Thời kì hình thành (1930 - 1945)

+ 28/3/1935 Đảng Cộng sản Đông Dương đã thông qua “Nghị quyết về Đội tự vệ”.  

+ Ngày 28/3/1935 đã trở thành ngày truyền thống của lực lượng Dân quân tự vệ. 

     + Lúc đầu lực lượng chỉ có các đội nhỏ, lẻ vừa chiến đấu vừa không ngừng trưởng thành. Đến tháng 8/1945 phát triển đến vài chục nghìn người, giành thắng lợi cuộc Tổng khởi nghĩa và giành chính quyền tháng 8/1945

      - Trong kháng chiến chống thực dân Pháp (9/1945 - 1954): 19/12/1946, hưởng ứng Lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh, lực lượng Dân quân tự vệ ngày càng phát triển, làm nòng cốt cho toàn dân đánh giặc, thực hiện chiến tranh du kích ở địa phương.

- Trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954 - 1975)

     + Dân quân tự vệ ở miền Bắc tăng gia sản xuất chi viện cho miền Nam  

    + Dân quân du kích ở miền Nam đánh địch bằng mọi vũ khí, vận dụng các hình thức chiến thuật phong phú, sáng tạo, lần lượt đánh bại các chiến lược của Mỹ. 

     - Từ năm 1975 đến nay: Dân quân tự vệ  phát triển cả về số lượng, chất lượng, biên chế trang bị hoạt động ngày càng gắn chặt với xây dựng cơ sở vững mạnh toàn diện, xây dựng khu vực phòng thủ, tăng cường quốc phòng, an ninh ở địa phương.

Câu hỏi trang 10 GDQP 10: Một số hình ảnh về lịch sử, truyền thống của dân quân tự vệ

Lời giải:

Yêu cầu số 2: Một số hình ảnh về lịch sử, truyền thống của dân quân tự vệ

- Hình 1. Cảm tử quân sẵn sàng lao bom ba càng diệt địch, năm 1946

Một số hình ảnh về lịch sử, truyền thống của dân quân tự vệ

Hình 2: Dân quân tự vệ tỉnh Bắc Ninh diễn tập

Một số hình ảnh về lịch sử, truyền thống của dân quân tự vệ

Câu hỏi trang 10 GDQP 10: Hãy nêu nội dung cơ bản của truyền thống lực lượng dân quân tự vệ?

Lời giải:

Truyền thống lực lượng dân quân tự vệ

     - Dưới sự lãnh đạo của Đảng, Dân quân tự vệ đã hết lòng trung thành với Tổ quốc, với nhân dân, với sự nghiệp cách mạng của Đảng. 

     - Trong chiến tranh cách đánh du kích của Dân quân tự vệ đã trở thành di sản vô giá trong kho tàng Nghệ thuật quân sự Việt Nam.

     - Lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam gồm: Quân đội nhân dân, Công an nhân dân và Dân quân tự vệ.

     Câu hỏi trang 10 GDQP 10:Một số hình ảnh về lịch sử, truyền thống của quân đội nhân dân, công an nhân dân và dân quân tự vệ

Lời giải:

Cách đánh sở trường của lực lượng dân quân tự vệ trong chiến tranh giải phóng là: đánh du kích

 

Luyện tập (trang 10)

Luyện tập 1 trang 10 GDQP 10: Nêu những nét cơ bản Nghệ thuật quân sự Việt Nam qua các giai đoạn.

Lời giải:

Những nét cơ bản Nghệ thuật quân sự Việt Nam:

+ Không khoan nhượng trước kẻ thù xâm lược

+ Toàn dân đánh giặc

+ Linh hoạt “thế, lực, thời, mưu”

+ Tính nhân văn, dân tộc sâu sắc

+ Đánh du kích.

     Luyện tập 2 trang 10 GDQP 10: Hãy sưu tầm những câu chuyện, hình ảnh nói về lịch sử, truyền thống của quân đội nhân dân, công an nhân dân và dân quân tự vệ?

Lời giải:

(*) Một số hình ảnh về lịch sử, truyền thống của quân đội nhân dân, công an nhân dân và dân quân tự vệ

- Hình 1. Chiến thắng Điện Biên Phủ

Hãy sưu tầm những câu chuyện, hình ảnh nói về lịch sử, truyền thống của quân đội nhân dân

- Hình 2. Các chiến sĩ của quân đội Việt Nam tham gia vào lực lượng giữ gìn hòa bình tại Nam Su-đan

Hãy sưu tầm những câu chuyện, hình ảnh nói về lịch sử, truyền thống của quân đội nhân dân

- Hình 3. Các chiến sĩ công an trấn áp tội phạm

Hãy sưu tầm những câu chuyện, hình ảnh nói về lịch sử, truyền thống của quân đội nhân dân

- Hình 4. Lực lượng dân quân tự vệ tham gia huấn luyện

Hãy sưu tầm những câu chuyện, hình ảnh nói về lịch sử, truyền thống của quân đội nhân dân

 

C. Phần VẬN DỤNG (trang 10)

Vận dụng trang 10 GDQP 10: Em hãy viết một đoạn văn khoảng 300 từ để nói lên tình cảm và lòng biết ơn của mình đối với các thế hệ cha anh đi trước

Lời giải:

(*) Bài viết tham khảo

     - Với đạo lý Uống nước nhớ nguồn - truyền thống quý báu của con người Việt Nam, chúng ta luôn ý thức được rằng để có được hòa bình độc lập như ngày hôm nay chính là nhờ một phần lớn công lao các thế hệ cha anh đi trước.

     - Những “Chiến sĩ anh hùng” ấy mãi là bức tượng đài vinh quang, là tấm gương sáng để thể hệ trẻ ngày hôm nay noi gương tiếp bước ngọn lửa thiêng liêng của dân tộc. Họ chính là những người làm nên hình hài của Tổ quốc, với sự cống hiến thầm lặng, với quyết tâm giương cao ngọn cờ tự do hòa bình. Chiến công hiển hách của các anh đã lưu danh sử sách muôn đời, tô điểm đẹp thêm trang sử vàng sáng ngời của đất nước. .

     - Trên tinh thần “Vì nước quên thân, vì dân quên mình”, mỗi chúng ta hãy noi gương các vị anh hùng liệt sỹ bằng những hành động cụ thể thiết thực, cống hiến hết khả năng mình cho đất nước, làm rạng danh đất nước Việt Nam trên trường quốc tế. Chúng ta cần ra sức phấn đấu học tập và rèn luyện hơn nữa , đóng góp một phần sức lực, tài mọn, trí tuệ cho sự phát triền bền vững của đất nước.

 

-------------------------------------

 

 

PHẦN 3:

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM THAM KHẢO

 

Câu 1. Quân đội nhân dân Việt Nam đã diễn ra hội nghị gì trong tháng 4/1945?

A. Hội nghị quân sự Nam Kì của Đảng quyết định hợp nhất các tổ chức vũ trang trong nước thành lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam.

B. Hội nghị quân sự Bắc Kì của Đảng quyết định hợp nhất các tổ chức vũ trang trong nước thành Việt Nam giải phóng quân.

C. Hội nghị quân sự Nam Kì của Nhà nước quyết định hợp nhất các tổ chức vũ trang trong nước thành Việt Nam giải phóng quân.

D. Hội nghị quân sự Bắc Kì của Nhà nước quyết định hợp nhất các tổ chức vũ trang trong nước thành Việt Nam giải phóng quân và lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam.

 

Câu 2. Trong kháng chiến chống Mỹ , quân đội nhân dân Việt Nam thực hiện chủ trương gì?

A. Vừa chiến đấu, vừa trưởng thành, đánh quân địch với quy mô cấp tiểu đoàn, trung đoàn, đại đoàn và chiến dịch.

B. Tham gia chiến đấu cùng với các lực lượng làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ.

C. Đánh thắng từng chiến lược chiến tranh của địch.

D. Tham gia đánh bại các chiến lược của Đế Quốc Mỹ.

 

Câu 3. Tháng 9/1945-1954 quân đội nhân dân Việt Nam lần lượt mang các tên nào sau đây?

A. Vệ Quốc Đoàn( 11/1945-10/1954)- Quân đội Quốc gia Việt Nam(5/1954-1954)- quân đội nhân dân Việt Nam từ năm 1950 đến nay.

B. Vệ Quốc Đoàn( 12/1945-5/1944)- Quân đội Quốc giaViệt Nam(10/1946-1950)- quân đội nhân dân Việt Nam từ năm 1950 đến nay.

C. Vệ Quốc Đoàn( 11/1945-5/1946)- Quân đội Quốc gia Việt Nam(5/1946-1950)- Quân đội nhân dân Việt Nam từ năm 1950 đến nay.

D. Vệ Quốc Đoàn( 12/1945- 5/1946)- Quân đội Quốc Gia Việt Nam(10/1946-1954)- Quân đội nhân dân Việt Nam từ năm 1950 đến nay.

 

Câu 4. Bản chất của Quân đội nhân dân Việt Nam?

A. Quân đội nhân dân Việt Nam mang bản chất của giai cấp công nhân, tính nhân dân và dân tộc sâu sắc; đặt dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng và Nhà Nước, luôn trung thành tuyệt đối với Đảng, Tôr quốc, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa.

B. Quân đội nhân dân Việt Nam mang bản chất của giai cấp công nhân, tính nhân dân và dân tộc sâu sắc; đặt dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng Cộng Sản Việt Nam, luôn trung thành tuyệt đối với Đảng, Tôr quốc, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa.

C. Quân đội nhân dân Việt Nam mang bản chất của giai cấp công nhân, tính nhân dân và dân tộc sâu sắc; đặt dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mặt quân sự của Đảng Cộng Sản Việt Nam, luôn trung thành tuyệt đối với Đảng, Tổ quốc, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa.

D. Quân đội nhân dân Việt Nam mang bản chất của giai cấp công nhân, tính nhân dân và dân tộc sâu sắc; đặt dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam, luôn trung thành tuyệt đối với Đảng, Tổ quốc, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa.

 

Câu 5. Theo truyền thống của quân đội nhân dân Việt Nam, chọn câu trả lời sai:

A. Trung thành vô hạn với Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, với Đảng, Nhà nước và nhân dân.

B. Kỉ luật tự giác, nghiêm minh, độc lập tự chủ, tự lực, tự cường, cần kiệm, sẳn sàng hy sinh bản thân, xây dựng quân đội, xây dựng đất nước, tôn trọng và bảo vệ của công.

C. Đoàn kết nội bộ, cán bộ chiến sĩ bình đã về quyền lợi và nghĩa vụ, thường yêu giúp đỡ nhau, trên dưới đồng lòng, thống nhất ý chí và hành động.

D. Đoàn kết quốc tế trong sáng, thuỷ chung, chí nghĩa, chí tình.

 

Câu 6.Tại khu rừng nào đã diễn ra lễ tuyên thề thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền Giải phóng quân?

A. Khu rừng Việt Bắc.

B. Khu rừng Nam Cát Tiên.

C. Khu rừng Tràm Sư.

D. Khu rừng Thiêng.

 

Câu 7: Quân kỳ của Quân đội Nhân dân Việt Nam có gì khác so với quốc kỳ Việt Nam?

A. Thêm dòng chữ "Quyết thắng" màu vàng ở phía trên bên trái.

B. Thêm dòng chữ "Quyết chiến quyết thắng" màu vàng ở phía trên bên trái.

C. Thêm dòng chữ "Trung với nước" màu vàng ở phía trên bên trái.

D. Thêm dòng chữ "Trung với nước hiếu với dân " màu vàng ở phía trên bên trái.

 

Câu 8. Trong kháng chiến chống pháp, 19/12/1946 sự kiện gì đã xãy ra?

A. Hưởng ứng lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của chủ tịch Hồ Chí Minh.

B. Hương ứng lời kêu gọi toàn quốc tham gia cuộc Tổng khởi nghĩa.

C. Ngày dân quân tự vệ ra đời và đây cũng là ngày truyền thống của dân quân tự vệ.

D. Tiến hành cuộc tuyển tổng bầu cử Quốc hội của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.

 

Câu 9. Công an nhân dân ra đời vào ngày, tháng, năm nào?

A. 18/5/1945

B. 19/8/1945

C. 18/9/1954

D. 15/9/1954

 

Câu 10. Đất nước thống nhất công an nhân dân có vai trò gì?

A. Làm nòng cốt bảo vệ vững chắc nền độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ an ninh chính trị và xã hội.

B. Làm nòng cốt giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.

C. Làm nòng cốt phát triển, xây dựng khu vực phòng thủ, tăng cường quốc phòng và an ninh ở địa phương.

D. Làm nòng cốt phát triển, xây dựng khu vực phòng thủ, tăng cường quốc phòng và an ninh quốc gia.

 

Câu 11. Ý nào sau đây không phải là truyền thống của công an nhân dân Việt Nam?

A. Chiến đấu anh dũng, không ngại hy sinh vì nền độc lập, tự do, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ vì an ninh Tổ Quốc.

B. Không ngừng tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất đạo đức cần, kiệm, liêm, chính trí công vô tư, có lối sống trong sạch, lành mạnh, trung thực, khách quan. .

C. Lối sống trong sạch, lành mạnh, có văn hoá, trung thực, khiêm tốn, giản dị, lạc quan.

D. Kỉ luật nghiêm minh, phối hợp hiệp đồng chặt chẽ với các cấp, các nghành, các lực lượng vũ trang nhân dân.

 

Câu 12. “Việc góp phần ổn định an ninh, khôi phục kinh tế, cải tạo xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc; giữ gìn và phát triển lực lượng ở miền Nam, tham gia đánh bại chiến lược của đế quốc Mỹ ” ở thời kì nào trong lịch sử của công an nhân dân?

A. Trong kháng chiến chống Pháp.

B. Trong kháng chiến chống Mỹ.

C. Trong thời kì thống nhất đất nước.

D. Trong thời kì kháng chiến chống Mỹ và thống nhất đất nước.

 

Câu 13. Tổ chức nào lãnh đạo, quản lí Công an xã trong lực lượng Công an nhân dân Việt Nam?

A. Chịu sự lãnh đạo trực tiếp, toàn diện của cấp ủy Đảng, quản lí điều hành của Ủy ban nhân dân thành phố.

B. Chịu sự lãnh đạo trực tiếp, toàn diện của cấp ủy Đảng, quản lí điều hành của Ủy ban nhân dân tỉnh.

C. Chịu sự lãnh đạo trực tiếp, toàn diện của cấp ủy Đảng, quản lí điều hành của Ủy ban nhân dân xã.

D. Chịu sự lãnh đạo trực tiếp, toàn diện của cấp ủy Đảng, quản lí điều hành của Ủy ban nhân dân huyện.

 

Câu 14. Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân cử đồng chí nào làm đội trưởng?

A. Võ Nguyên Giáp

B. Hoàng Sâm

C. Xích Thắng

D. Lộc Văn Tùng

 

Câu 15. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy công an nhân dân những điều nào sau đây?

A. Đối với bản thân mình, phải tự chủ, tự lực, tự cường.

B. Đối với đồng sự, phải thống nhất, đoàn kết.

C. Đối với nhân dân, phải kính trọng, lễ phép.

D. Đối với địch, phải kiên quyết, sẵn sàng chiến đấu.

 

Câu 16. Ngày 21/02/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kí sắc lệnh số 23/SL hợp nhất các Sở cảnh sát và Sở Liêm Phóng trong toàn quốc thành một cơ quan có tên gọi là gì?

A. Việt Nam Công an vụ.

B. Sở Trinh sát và Liêm Phóng.

C. Sở Công an kì.

D. Nha công an Trung ương.

 

Câu 17: Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng được thành lập vào ngày nào?

A.23/12/1944      

B. 22/12 /1944

C.12/12/1944      

D.20/12/1944

 

Câu 18: Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân do ai trực tiếp chỉ huy

A.Trường Trinh  

B. Võ Văn Kiệt

C. Hoàng Sâm

D. Võ Nguyên Giáp

 

Câu 19: Khi mới thành lập, Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân có sự tham gia của

A. 31 chiến sĩ.

B. 32 chiến sĩ.

C. 33 chiến sĩ.

D. 34 chiến sĩ.

 

Câu 20:Nội dung nào dưới đây  phản ánh đúng truyền thống của Quân đội nhân dân Việt Nam?

A. Gắn bó máu thịt với nhân dân, quân với dân một ý chí.

B. Kỉ luật tự giác, nghiêm minh, không độc lập tự chủ, tự lực tự cường.

C. Tinh thần tự lực, tự cường, không có sự đoàn kết quốc tế.

D. Đoàn kết quốc tế trong sáng, thuỷ chung, không chí nghĩa chí tình.

 

Câu 21: Đảng ta thành lập các đội tự vệ đỏ ,Tự vệ công nông ,Danh dự trừ gian,Danh dự Việt Minh…Để làm gì?

A. Làm thất bại các hoạt động phá hoại của địch

B. Để ngăn chặn ,làm thất bại các hoạt động phá hoại của địch bảo vệ thành quả cách mạng

C. Để bảo vệ các hoạt động nhà nước

D. Để ngăn chặn bảo vệ thành quả cách mạng

 

     Câu 22 : Trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước (9/1945-1954) Công an nhân dân bảo vệ an ninh an toàn cho chính quyền cách mạng,nhân dân,  các lực lượng tham gia chiến đấu ;cùng với các lực lượng khác và nhân dân cả nước đã làm nên chiến thắng

A. Chiến dịch Việt Bắc

B. Chiến dịch Trung Lào

C. Chiến dịch Điện Biên Phủ

D. Chiến dịch Lê Lợi

 

Câu 23: Ngày truyền thống của lực lượng Dân quân tự vệ là ngày nào?

A. Ngày 22/12.

B. Ngày 17/8.

C. Ngày 28/3.

D. Ngày 20/5.

 

Câu 24: Lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam gồm:

A. Quân đội nhân dân ,Công an nhân dân

B. Quân đội nhân dân ,Công an nhân dân và Dân quân tự vệ

C. Quân đội du kích ,Công an nhân dân Quân dân nhân dân ,Dân quân quân tự vệ

D. Quân đội du kích ,Công an nhân dân Dân quân tự vệ

 

Câu 25: Nội dung nào dưới đây không đúng khi nói về đặc điểm của Dân quân tự vệ Việt Nam?

A. Do các địa phương tự tổ chức và chỉ có nghĩa vụ bảo vệ địa phương

B. Là lực lượng vũ trang quần chúng không thoát li sản xuất, công tác.

C. Là một thành phần của lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam.

D. Có truyền thống: trung thành với Tổ quốc, với nhân dân…

 

Câu 26:  Cách đánh truyền thống của lực lượng Dân quân tự vệ Việt Nam là:

A. Đánh công kiên.

B. Đánh hiệp đồng binh chủng.

C. Đánh cận chiến .

D. Đánh du kích.

 

Câu 27. Nội dung nào dưới đây "không" phản ánh đúng truyền thống của Quân đội nhân dân Việt Nam?

A. Gắn bó máu thịt với nhân dân, quân với dân một ý chí.

B. Kỉ luật tự giác, nghiêm minh, độc lập tự chủ, tự lực tự cường.

C. Tinh thần tự lực, tự cường, không có sự đoàn kết quốc tế.

D. Đoàn kết quốc tế trong sáng, thuỷ chung, chí nghĩa chí tình.

 

Câu 28. Nội dung nào dưới đây "không" phản ánh đúng truyền thống của Công an nhân dân Việt Nam?

A. Chiến đấu anh dũng không ngại hi sinh vì Tổ quốc.

B. Gắn bó chặt chẽ với nhân dân, vì nhân dân phục vụ.

C. Tự lực, tự cường, không có sự đoàn kết quốc tế.

D. Đoàn kết quốc tế trong sáng, thuỷ chung, có nghĩa, có tình.

 

Câu 29. Lực lượng Vũ trang nhân dân Việt Nam bao gồm mấy thành phần?

A. 2 thành phần.

B. 3 thành phần.

C. 4 thành phần.

D. 5 thành phần.

 

Câu 30. Ngày 22/12/1944, Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân được thành lập theo chỉ thị của?

A. Võ Nguyên Giáp.

B. Hồ Chí Minh.

C. Văn Tiến Dũng.

D. Phạm Văn Đồng.

 

           Câu 31. Tháng 4/1945, Hội nghị Quân sự Bắc Kì của Đảng quyết định hợp nhất các tổ chức vũ trang trong nước thành

A. Việt Nam Cứu quốc quân.

B. Quân đội nhân dân Việt Nam.

C. Việt Nam Giải phóng quân.

D. Quân đội quốc gia Việt Nam.

 

Câu 32. Ngày truyền thống của Quân đội nhân dân Việt Nam là ngày nào?

A. Ngày 22/12.

B. Ngày 19/8.

C. Ngày 18/9.

D. Ngày 22/5.

 

Câu 33. Từ tháng 11/1945 đến tháng 5/1946, quân đội Việt Nam mang tên là

A. Vệ quốc đoàn.

B. Cứu quốc quân.

C. Quốc dân quân.

D. Cận vệ Đỏ.

 

 

 

Câu 34. Ngày 28/3/1935 Đảng cộng sản Đông Dương đã thông qua văn kiện nào dưới đây?

A. “Nghị quyết về đội tự vệ”

B. “Toàn dân kháng chiến”.

C. “Cương lĩnh chính trị”.

D. “Đề cương văn hóa Việt Nam”.

 

 

 

Câu 35. Nội dung nào dưới đây "không đúng" khi nói về đặc điểm của Dân quân tự vệ Việt Nam?

A. Do các địa phương tự tổ chức và chỉ có nghĩa vụ bảo vệ địa phương

B. Là lực lượng vũ trang quần chúng không thoát li sản xuất, công tác.

C. Là một thành phần của lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam.

D. Có truyền thống: trung thành với Tổ quốc, với nhân dân…

 

           Câu 36. Theo quy định trong Luật Dân quân tự vệ (sửa đổi) năm 2019, độ tuổi thực hiện nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ của công dân nam (trong thời bình) là

A. từ đủ 18 tuổi đến hết 45 tuổi.

B. từ đủ 20 tuổi đến hết 47 tuổi.

C. từ đủ 25 tuổi đến hết 50 tuổi.

D. từ đủ 20 tuổi đến hết 50 tuổi.

 
In bài viết
Đăng ký | Đăng nhập

Email / Điện thoại

Mật khẩu

Nhớ mật khẩu | Quên mật khẩu

VŨ TUẤN TRÌNH

Điện thoại: 0918. 154511 - hoặc: 0977. 120048
Email: vutuantrinh@moet.edu.vn hoặc trinhvt@leloi.sgdbinhduong.edu.vn 
Địa chỉ: Số 03, đường Tân Thành 37, khu phố 5, Thị trấn Tân Thành, huyện Bắc Tân Uyên, tỉnh Bình Dương.

1
Bạn cần hỗ trợ?