Điện thoại: 0918154511 - Email: vutuantrinh@moet.edu.vn hoặc trinhvt@leloi.sgdbinhduong.edu.vn
banner_thang_11abanner_thang_11bb28-9-2023do_qpbanner_thang_11cbanner_thang_11d
CHÀO MỪNG BẠN ĐẾN VỚI WEBSITE CÁ NHÂN CỦA THẦY VŨ TUẤN TRÌNH TRƯỜNG THPT LÊ LỢI - BẮC TÂN UYÊN - BÌNH DƯƠNG. CHÚC BẠN CÓ NHỮNG GIÂY PHÚT THẬT THÚ VỊ!

Bắc Tân Uyên đứng lên đấu tranh đòi thi hành hiệp định Giơnevơ

Có thể là hình ảnh về 7 người

Ảnh tư liệu: Một cuộc hành quân.

- Từ khi bắt đầu thay chân thực dân Pháp, đế quốc Mỹ đã nhận thức Chiến khu Đ là một căn cứ địa của cách mạng, uy hiếp trực tiếp các cơ quan đầu não của chúng ở miền Đông và Sài Gòn. Do vậy, một trong những mục tiêu hàng đầu của Mỹ - Diệm là triệt phá và chia cắt Chiến khu Đ. Trong hai năm 1954 - 1955, Mỹ - Diệm lập nên hàng loạt dinh điền được địch lập lên ở Khánh Vân, Sình, Bà Đã, Váng Hương, Bàu Cá Trê… nhằm xây dựng một lực lượng chính trị làm hậu thuẫn cho chính sách thực dân mới. Cũng trong thời gian này, nhiều cuộc đấu tranh của nông dân trong huyện đòi các quyền dân sinh, dân chủ, chống bọn cường hào, tư sản và ngụy quyền cướp ruộng đất (Mỹ - Diệm ra dụ số 02 tước quyền sở hữu ruộng đất của nông dân).

Có thể là hình ảnh về 1 người Có thể là hình ảnh về 7 người

Ảnh tư liệu: Lính Mỹ-Ngụy trong 1 trận càng vào Chiến khu D


- Thực hiện chủ truơng của trên, lợi dụng chính quyền Sài Gòn "trưng cầu dân ý" bầu Hội đồng hương chính các xã trong huyện, chi bộ các xã đã lãnh đạo giới thiệu người của ta ra ứng cử và vận động nhân dân bỏ phiếu cho những người này. Nhiều xã ở Bắc Tân Uyên như Tân Hòa, Tân Bình, ... chính quyền Sài Gòn mới bầu lên đa số là người của ta. Thông qua những cơ sở cài được vào những cơ quan địch, ta nắm tình hình, đối phó kịp thời các âm mưu, thủ đoạn của địch hoặc khi địch thay thẻ căn cước, giấy thông hành, ta đã làm giấy tờ hợp pháp cho một số cán bộ, tránh được sự truy quét của địch.

- Đầu tháng 8/1954, Tỉnh ủy Thủ Biên họp quán triệt tình hình mới, phổ biến nội dung Hiệp định Giơnevơ cho cán bộ, đảng viên và cơ sở cốt cán được bố trí ở lại. Khắp nơi Nhân dân hân hoan Mít–tinh mừng Hiệp định Giơnevơ đã được ký kết, hòa bình lập lại, mừng chiến thắng, một lòng tin tưởng vào đường lối chủ trương của Đảng: "đấu tranh để củng cố hòa bình, thực hiện thống nhất, hoàn thành độc lập, dân chủ cũng là một cuộc đấu tranh lâu dài và gian khổ".

- Tháng 10/1954 Xứ ủy Nam Bộ được thành lập do đồng chí Lê Duẩn làm Bí thư Xứ ủy. Đầu năm 1955, Xứ ủy quyết định tách Thủ Biên thành hai tỉnh: Biên Hòa và Thủ Dầu Một. Tỉnh Biên Hòa gồm các huyện: Long Thành, Vĩnh Cửu, Tân Uyên (trong đó có Bắc Tân Uyên), Xuân Lộc và thị xã Biên Hòa, chuẩn bị vào cuộc đấu tranh mới.

- Ngày 20/3/1955, Ngô Đình Diệm tổ chức “Trưng cầu dân ý truất phế Bảo Đại, lên làm Tổng Thống”. Đồng bào khắp nơi trong tỉnh đã đấu tranh quyết liệt chống hành dộng này. Lực lượng tham gia dấu tranh chủ yếu là phụ nữ. Các xã Mỹ Lộc, Tân Hòa, Thường Lang, đảng viên đã lãnh đạo nhân dân kéo về quận đấu tranh. Đoàn biểu tình của xã Tân Tịch đi bằng ghe, xuồng bị địch chặn lại, đạp người xuống sông, cô bắc lội lên bờ tiếp tục đi bộ đấu tranh. Địch nổ súng hâm dọa, đoàn biểu tình vẫn không chùn bước, hô vang các khẩu hiệu đấu tranh Địch điều tiểu đoàn bảo an 64 ra chặn lại, bắt anh Năm Thảo, bà Năm Độ, chị Năm Huê, của xã Mỹ Lộc về bót, đồng chí Năm Quyết dẫn đầu đoàn về nhà đấu tranh trực diện với quận. Đuối lý trước sưc mạnh của quần chúng, địch phải thả những người bị bắt.

- Tháng 6 năm 1955 Nhân dân trong huyện gửi hàng trăm bản kiến nghị, đến trụ sở Ủy hội quốc tế đấu tranh, bày tỏ nguyện vọng chính đáng của đồng bào. Ngày 21 tháng 7 năm 1955, nhiều cuộc Mít–tinh kỷ niệm một năm ngày ký Hiệp định Giơnevơ, hàng ngàn truyền đơn được rãi khắp nơi công bố công hàm của chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, đòi lập quan hệ bình thường giữa hai miền Nam - Bắc. Nhiều hoạt động văn hóa truyền thống như đua thuyền, múa lân, cúng đình, cúng miễu… được tổ chức một số vùng căn cứ nhằm ca ngợi kháng chiến, mừng hòa bình, biểu dương tinh thần đoàn kết hữu ái trong các tầng lớp Nhân dân. Tại một số cuộc Mít–tinh, cán bộ còn đứng lên diễn thuyết kêu gọi quần chúng Nhân dân đoàn kết đấu tranh đòi các quyền lợi dân sinh, dân chủ, đòi Mỹ - Diệm thực thi các điều khoản của Hiệp Định Giơnevơ để sớm hiệp thương tổng tuyển cử thống nhất đất nước.

- Ngày 23 tháng 10 năm 1955, Mỹ - Diệm bày trò "Trưng cầu dân ý" nhằm truất phế Bảo Đại. Nhân dân trong huyện ở các xã Mỹ Lộc, Tân Hòa, Thường Lang bằng nhiều hình thức không tham dự bầu cử, địch phải huy động binh lính và cảnh sát đến từng xóm ấp, buộc đồng bào đến hòm phiếu. Nhiều người bỏ cả hình Diệm lẫn Bảo Đại vào thùng phiếu hoặc xé rách, quệt bả trầu vào hình Diệm. Phân công đảng viên đã lãnh đạo nhân dân kéo về quận đấu tranh trực diện với địch, chất vấn, vạch mặt bọn ngụy quyền tay sai, đòi địch phải tổ chức hiệp thương tổng tuyển cử giữa hai miền, đòi thi hành của Hiệp Định Giơnevơ.

Ngày 4 tháng 3 năm 1956, Mỹ - Diệm tổ chức bầu cử Quốc hội Việt Nam Cộng hòa. Rút kinh nghiệm lần trước, lính và cảnh sát canh gác nghiêm ngặt ở các thùng phiếu, đồng thời vào từng nhà thúc ép dân đi bầu. Tỉnh ủy chỉ đạo các địa phương vận động đấu tranh tẩy chay cuộc bầu cử, Nhân dân các xã Tân Hòa, Mỹ Lộc, Thường Lang, Tân Tịch… tổ chức phá thùng phiếu, xé phiếu, gạch chéo, bôi nước cốt trầu lên mặt hình Ngô Đình Diệm, gây gổ, cãi vã làm hỗn loạn nơi bầu cử, tìm mọi cách trốn tránh, không đi bỏ phiếu

- Đến giữa năm 1956, sau khi xây dựng và củng cố bộ máy thống trị từ Trung ương đến địa phương, ngày 07/7/1956, Diệm chính thức lên nắm chính quyền, công khai tuyên bố không hiệp thương tổng tuyển cử, đẩy manh.

- Tại tỉnh Biên hòa, “không khí đau thương uất hận bao trùm khắp thôn xóm”. Các cụ già chí cốt với cách mạng gặp cán bộ ta cứ đề nghị cho diệt ác ôn. Do chấp hành chủ trương của Đảng, đa sô cán bộ, đảng viên không dám manh động. Tuy nhiên ở xã Tân Ba (Thái Hòa), Tân Bình, ... Các đồng chí Mai Sơn Việt (Bảy Chí), Tám Hòa bí mật tổ chức các đội vũ trang trấn áp bọn phản động, cảnh cáo, trùng trị một số tên ác ôn ngoan cố.

- Tháng 12/1956, căn cứ vào "Đề cương cách mạng miền Nam" của đồng chí Lê Duẩn, đối với miền Đông Nam Bộ, chiến khu Đ, một địa bàn chiến lược, Xứ ủy triển khai các chủ trương về đấu tranh cho các địa phương, trong đấu tranh chính trị có vũ trang tự vệ, đồng thời phải chuẩn bị khả năng đi đến đấu tranh vũ trang toàn diện. Thực hiện chiến lược "giữ gìn lực lượng" chống lại chiến dịch "Tố cộng, diệt cộng ", "khủng bố trắng" trên toàn miền Nam; đồng thời chuẩn bị tìm con đường đấu tranh thích hợp để hạn chế tổn thất của ta, đẩy cách mạng miền Nam tiến lên.

Vũ Tuấn Trình

---------------------------------------------------------------------------------------------

TÀI LIỆU THAM KHẢO:

1. Lịch sử Chiến tranh Nhân dân tỉnh Bình Dương (1945-1975), Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Sự Thật, Hà Nội, 2014.

3. Lịch sử Công an tỉnh Bình Dương (1945 – 1975). Công an tỉnh Bình Dương. Xí nghiệp in Nguyễn Minh Hoàng, Tp. Hồ Chí Minh. 2005

3. Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, tập I (1930 - 1954), quyển 1 (1930 - 1945), Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2018.

4. Lịch sử Đảng bộ Huyện Tân Uyên (1930-1975), Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Sự Thật, Hà Nội, 2016.

5. Lịch sử Đảng bộ tỉnh Bình Dương (1930-1975), Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2003.

6. Lịch sử Đảng bộ tỉnh Bình Dương (1975-2010), Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2011.

7. Lịch sử đấu tranh cách mạng và xây dựng huyện Bắc Tân Uyên (1930-2015), Nhà xuất bản Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh, 2019.

8. Sông Bé, Lịch sử chiến tranh nhân dân 30 năm (1945-1975), Nhà xuất bản tổng hợp Sông Bé, 1990.

9. Văn kiện Đại hội Đại biểu Đảng bộ huyện Bắc Tân Uyên lần thứ XI, nhiệm kỳ 2015-2020.


In bài viết
Đăng ký | Đăng nhập

Email / Điện thoại

Mật khẩu

Nhớ mật khẩu | Quên mật khẩu

VŨ TUẤN TRÌNH

Điện thoại: 0918. 154511 - hoặc: 0977. 120048
Email: vutuantrinh@moet.edu.vn hoặc trinhvt@leloi.sgdbinhduong.edu.vn 
Địa chỉ: Số 03, đường Tân Thành 37, khu phố 5, Thị trấn Tân Thành, huyện Bắc Tân Uyên, tỉnh Bình Dương.

1
Bạn cần hỗ trợ?